Thay vì cải thiện hiệu năng, đôi lúc Nvidia Frame Generation sẽ khiến game… chạy chậm hơn

Thay vì cải thiện hiệu năng, đôi lúc Nvidia Frame Generation sẽ khiến game… chạy chậm hơn

 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

19.990.000₫
14.990.000₫ -25%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
GEARVN Laptop gaming Acer Aspire 7 A715 76G 73FM

Laptop gaming Acer Aspire 7 A715 76G 73FM

18.990.000₫
15.990.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

RTX 4060 Ti là minh chứng cho thấy giới hạn của công nghệ Nvidia Frame Generation trứ danh.

Công nghệ Nvidia Frame Generation cứ như là ma thuật vậy. Nếu bạn xài card RTX 40 series thì chỉ cần bật nó lên là hiệu năng game sẽ được cải thiện rõ rệt một cách “miễn phí”, 10 điểm không có nhưng gì cả (có thể độ trễ sẽ tăng nhưng hầu như chẳng ảnh hưởng gì mấy đối với game thủ bình thường). Tuy nhiên, phải đến khi trang PC Gamer trải nghiệm RTX 4060 Ti rồi thì họ mới thấy được giới hạn của công nghệ này, cũng như là những bí mật sau bức màn nhung.

Nvidia RTX 40-series hiện đang là dòng card đồ họa duy nhất hỗ trợ DLSS 3 và Frame Generation để tận dụng sức mạnh của AI nhằm tạo ra toàn bộ khung hình, giúp giảm bớt gánh nặng cho phần cứng. Theo thông tin được chia sẻ bởi Nvidia, giới hạn của công nghệ này nằm ở chỗ nó chỉ có thể chạy trên kiến trúc đồ họa sử dụng phần cứng Optical Flow Accelerator mới, và nhà phát triển phải tích hợp nó vào trong game thì game thủ mới bật lên được. Đổi lại thì trong những tựa game có hỗ trợ Frame Generation, mức fps tăng vọt các bạn ạ, và chất lượng hình ảnh cũng rất tốt, không bị lỗi gì nghiêm trọng cả.

Frame Generation sử dụng phần cứng Optical Flow Accelerator thế hệ mới được tích hợp bên trong GPU Ada Lovelace. Nó là một phần trong con chip đồ họa của Nvidia và đã có từ thế hệ Ampere (RTX 30-series) rồi. Tuy nhiên, đến đời kiến trúc Ada thì Optical Flow Accelerator đã được cải thiện đáng kể, giúp nó tăng gấp đôi hiệu năng so với thế hệ Ampere. Và chính nhờ mức hiệu năng khủng này mà RTX 40-series mới có khả năng tạo ra toàn bộ khung hình trong game theo thời gian thực, đồng thời cũng là lý do vì sao Frame Generation chỉ mới có mặt trên RTX 40-series mà thôi.

Nói sơ một chút về Optical Flow thì nó có tác dụng dự đoán hướng và tốc độ di chuyển của các pixel trong những khung hình liên tiếp nhau, và nó được ứng dụng trong việc khử rung hình ảnh (image stabilization) và điều hướng tự động (autonomous navigation). Còn riêng trong game thì nó có chức năng phân tích các khung hình khác nhau, dự đoán xe các pixel sẽ đi theo hướng nào trong khung hình mới bằng cách sử dụng Optical Flow Accelerator và kết hợp dữ liệu đó với vector chuyển động của engine game. Tất cả thông tin này sẽ được sẽ cung cấp cho GPU để tạo ra nguyên một khung hình mới để chèn vào trong game mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh.

Vì nó “bá đạo” như vậy mà mấy con card đầu bảng như RTX 4080 và RTX 4090 có thể chiến game bom tấn 4K cực kỳ mượt mà, một trời một vực so với GPU thế hệ trước. Tuy nhiên, dù sao thì nếu bạn xài những chiếc card đó thì hiệu năng gaming thuần cũng đã thuộc hàng top sẵn rồi. Thế nên mấy công nghệ DLSS 3 với Frame Generation sẽ tỏa sáng rực rỡ nhất khi bắt cặp với GPU RTX 40 series thuộc dòng thấp.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn có giới hạn của nó, nhất là khi trang PC Gamer đem RTX 4060 Ti đi test. Họ nhận thấy rằng những khung hình được AI “suy luận” đó không hề “miễn phí” như chúng ta vẫn nghĩ.

Cũng cần lưu ý là PC Gamer chỉ phát hiện vấn đề khi cho RTX 4060 Ti chiến game ở độ phân giải 4K thôi, mà RTX 4060 Ti vốn không được thiết kế để chiến game 4K. Cơ bản là phần “frame buffer” của nó quá nhỏ, băng thông VRAM cũng quá ít, và nói thẳng ra thì GPU AD106 cũng… không mạnh. Thế cho nên dù có bật Frame Generation đi chăng nữa thì cũng không thể cứu vãn được quá nhiều. Nhưng mấu chốt ở đây là theo lẽ thường tình, nếu Frame Generation không giúp tăng fps nhiều thì nó cũng giúp tăng ít, vậy mà trong trường hợp này nó lại khiến fps bị giảm các bạn ạ.

Khi bật Frame Generation ở độ phân giải 1080p và 1440p, hiệu năng có tăng như dự kiến. Tuy nhiên, khi chơi game ở độ phân giải 4K thì có những lúc, Frame Generation khiến hiệu năng bị giảm so với lúc chỉ bật DLSS thôi.

Trong tựa game F1 22, bật Frame Generation sẽ khiến fps bị giảm so với khi chỉ bật DLSS. Vấn đề này tái diễn trong trò Microsoft Flight Simulator. Nhưng trong trò Cyberpunk 2077 thì khi bật mọi tính năng ở độ phân giải 4K, Frame Generation có thể giúp RTX 4060 Ti đạt hiệu năng cao hơn rõ rệt. Còn trong trò The Witcher 3 thì Frame Generation còn gây ra hiện tượng lỗi hình “artefacts”, khiến tất cả nhân vật NPC bị kéo dãn như dây thun và cứ nảy khắp mọi nơi.

Do GPU Ada cần thời gian để tạo ra những khung hình chèn vào trong game, cho nên nếu nó cần thời gian lâu hơn so với việc render luôn khung hình đó thì hiệu năng lúc này sẽ bị ảnh hưởng. Và nếu khung hình đó được render từ dữ liệu đầu vào với độ phân giải thấp hơn (do đây là tính năng của DLSS), thì ở những trường hợp như khi chơi game 4K, DLSS sẽ hoàn thành khung hình của nó nhanh hơn cả khi AI tạo ra xong khung hình.

Lúc này, những khung hình thật sẽ phải xếp hàng chờ để cho game có chỗ mà chèn những khung hình do AI tạo ra, và thế là fps của bạn sẽ bị giảm khi phải chờ. Trong trường hợp của The Witcher 3, trang PC Gamer đoán rằng do những khung hình mà AI tạo ra bị chèn vào sai vị trí cho nên mới xuất hiện lỗi ngớ ngẩn như vậy.

Còn khi tắt Frame Generation, DLSS được tự do xử lý những hình ảnh đầu vào với độ phân giải thấp, xong rồi upscale nó và thể hiện trên màn hình ngay khi nó sẵn sàng, không cần phải chờ đợi gì cả.

Nvidia có biết vụ này, và đây là điều nằm trong tính toán của họ khi bắt Frame Generation chạy trong điều kiện không lý tưởng – điều mà PC Gamer đang bắt RTX 4060 Ti phải làm. Dù sao thì bài test này cũng cho chúng ta thấy giới hạn của Frame Generation. Ở một mức mà bạn phụ thuộc quá nhiều vào hiệu năng GPU, và bản thân con card của bạn cũng không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu đồ họa của game thì Frame Generation và DLSS sẽ không ăn ý với nhau cho lắm; thậm chí, trong trường hợp đó có khi Frame Generation còn khiến fps bị giảm là đằng khác.

Đại diện của Nvidia nói rằng DLSS 3 sẽ phát huy tác dụng trong những tựa game đòi hỏi hiệu năng CPU lẫn GPU. DLSS 3 Super Resolution sẽ tỏa sáng rực rỡ nhất khi game ngốn GPU, còn DLSS 3 Frame Generation sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong những tựa game ngốn CPU.

Trong những tình huống đòi hiệu năng CPU, như trong trò Microsoft Flight Simulator chẳng hạn, bản thân DLSS vẫn không đủ để cải thiện hiệu năng quá nhiều. Nhưng khi có thêm Frame Generation thì fps lúc này được cải thiện rõ rệt, và mấu chốt là vì GPU vẫn còn dư tài nguyên để sử dụng. Nhưng trong những trường hợp mà hiệu năng bị giới hạn hoàn toàn ở GPU thì nó sẽ không có dư tài nguyên để tăng fps như bạn kỳ vọng.

Điều đó có nghĩa là những chiếc card RTX 40 series thuộc phân khúc càng thấp sẽ càng khó cho Frame Generation phát huy tác dụng. Được cái là dù sao đi chăng nữa, bạn vẫn còn DLSS để tăng fps, cho dù tựa game đó có ngốn GPU đi chăng nữa. Frame Generation vẫn là một thứ ma thuật diệu kỳ mà Nvidia đã tạo ra, nhưng sau phát hiện này thì có vẻ như nó không còn quá nhiệm màu trong mắt của nhiều game thủ nữa.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: PC Gamer

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên