Vì sao CPU thay đổi socket liên tục còn GPU thì dùng mãi khe PCIe?

Vì sao CPU thay đổi socket liên tục còn GPU thì dùng mãi khe PCIe?

 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
21.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 4
 Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

26.990.000₫
26.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
32.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
24.490.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Hôm bữa mình thấy có một bạn lên group công nghệ hỏi câu như trên đề bài. Sau khi tìm hiểu thì mình có tổng hợp lại các thông tin thành bài viết như sau. Nếu anh em có hứng thú thì hãy cùng xem qua nhé!

CPU có liên hệ chặt chẽ với chipset, đập đi xây lại socket của CPU luôn dễ hơn là cố duy trì cái cũ

CPU không thể tự mình hoạt động như một linh kiện độc lập. Nó bắt buộc phải có sự tương hỗ từ chipset trên mainboard như một nền tảng thống nhất thì mới chạy được. CPU sẽ quyết định hiệu suất xử lý, còn chipset thì quyết định cách mà CPU giao tiếp với các linh kiện, thiết bị khác ra sao. Chúng luôn đi chung và không thể tách rời nhau. Mỗi khi CPU thay đổi thì chipset bắt buộc phải thay đổi theo để hỗ trợ cho CPU.

Trong khi Intel thay mới socket đều đặn sau mỗi 2 năm thì AMD cố gắng hỗ trợ người dùng càng lâu càng tốt với chuẩn socket AM4. Chúng ta không thể trách Intel đổi socket liên tục được vì mỗi lần cải tiến CPU sẽ đi kèm theo rất nhiều thứ. Ví dụ chuẩn PCIe mới, chuẩn DRAM mới, các tính năng mới… để hỗ trợ CPU mới một cách toàn vẹn nhất thì người ta phải thay cả chipset luôn, và cùng với đó thì socket cũng phải đổi. Việc đập đi xây lại cái mới luôn dễ hơn là cố cập nhật cho một nền tảng cũ.

Còn với trường hợp của AMD thì họ đã dùng một hệ thống kiến trúc vi mạch bán dẫn gồm 12 lớp nằm dưới các đế silicon (die) và nằm trên các chân socket của CPU để hỗ trợ cho các CPU Ryzen về sau có thể tương thích ngược với chuẩn socket AM4 đã ra đời từ năm 2017. Thế nên chúng ta chỉ có thể khen AMD chứ không thể so sánh đội đỏ đội xanh rồi chê Intel được. Dù sao thì Intel cũng chỉ là “thuận theo tự nhiên” thôi.

Một trong 12 lớp kiến trúc vi mạch bán dẫn hỗ trợ tương thích chuẩn socket AM4 của AMD

Hơn nữa, việc đổi luôn socket cũng là một cách để giúp người dùng nhận ra được việc thay đổi nền tảng, đồng thời ngăn chúng ta táy máy làm mấy chuyện mang tính chất “em yêu khoa học”, như là gắn CPU mới cho con main cũ chẳng hạn. Ví dụ con CPU Intel thế hệ 10 ăn điện hơn hẳn đời trước mà gắn được cho socket LGA 1151v2 thì kiểu gì cũng có người cháy main mặc dù Intel đã cảnh báo.

Card đồ họa là một thiết bị add-on, và PCIe là một chuẩn chung cho những thiết bị như thế

Về bản chất thì card đồ họa là một thiết bị add-on, là một thiết bị để cắm vào PC thêm tính năng chứ không phải là một bộ phận không thể thiếu như CPU, RAM, mainboard… Vì thế mà card đồ họa được thiết kế để đạt độ tương thích cao nhất. Đó là lý do mà hồi xưa card đồ họa có chuẩn riêng là AGP nhưng bây giờ thì nó đã chuyển sang xài khe PCIe như mọi loại card mở rộng khác luôn rồi.

PCB của RTX 3090 phiên bản Founders Edition

Hơn nữa card đồ họa cũng có cấu trúc như một dàn PC thu nhỏ, có chip xử lý (GPU), có RAM (VRAM), có mainboard (PCB), có VRM…. Mỗi lần thay card là xem như anh em thay cả một dàn PC luôn. Chỉ là cái dàn PC thu nhỏ đó là một khối liền chứ không thiết kế theo dạng module nên nhiều khi chúng ta cứ tưởng nó là một linh kiện bình thường trong dàn PC như mọi linh kiện khác thôi. Với lại nó có đổi gì trong đó thì người dùng cũng không biết được, trừ khi anh em nạy con chip GPU ra để soi cái “socket” của nó (hoặc chờ người khác nạy rồi lên mạng xem ké). 

Trên đây là những thông tin về lý do tại sao mà CPU thay đổi socket liên tục còn GPU thì dùng mãi khe PCIe. Hy vọng anh em thấy nó thú vị!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên