Còn mấy ngày nữa đến tết 2025? Đếm ngược tới tết Nguyên đán
Còn mấy ngày nữa đến tết 2025 là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay Bởi đối với người dân Việt Nam, Tết Nguyên Đán chính là thời gian được nhiều người trông mong. Đây là khoảnh khắc được tề tụ, quây quần bên gia đình sau một năm dài làm việc. Vậy còn mấy ngày nữa đến Tết năm nay? Tết 2025 được nghỉ mấy ngày? Hãy cùng GEARVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Còn mấy ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2025?
Ở thời điểm hôm nay mình tra cứu thông tin là ngày 10 tháng 09 năm 2024. Theo lịch âm, mùng 1 của Tết 2025 sẽ rơi vào ngày 29/01/2025. Tức là, còn lại 141 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên Đán 2025.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025 Dương lịch?
Tết Dương lịch không chỉ là dịp chào đón một năm mới theo lịch Gregory mà còn là thời điểm ý nghĩa để mọi người quây quần bên gia đình, bạn bè, cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ. Đây cũng là lúc chúng ta tạm biệt năm cũ, nhìn lại hành trình đã qua và đặt ra những mục tiêu mới cho tương lai.
Tết Dương lịch 2025 năm nay chính thức diễn ra vào thứ tư, ngày 01/01/2025.
Tết 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 05 ngày và hưởng nguyên lương. Tuy nhiên số ngày nghỉ sẽ có thay đổi nếu ngày nghỉ lễ trùng với Thứ bảy, Chủ Nhật.
Tết Dương lịch 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên đán hay còn nhiều tên gọi khác như Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,... Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, Tết Nguyên đán thường được tính vào ngày đầu tiên của năm theo Âm lịch.
Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết cổ truyền
Cho đến ngày nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của Tết Nguyên đán. Đa số các thông tin cho rằng, Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên theo khía cạnh truyện cổ tích, trong truyện "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã tổ chức lễ Tết vào từ đời Vua Hùng, nghĩa là xảy ra trước 1000 năm Bắc thuốc.
Ý nghĩa của Tết Nguyên đán 2025
Tết Nguyên đán luôn mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, với người dân Việt, Tết Nguyên đán là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa thần linh và con người. Đây cũng là một thời điểm kết thúc chu trình cũ và bắt đầu vận hành một chu trình mới theo 4 mùa trong năm.t có
Trong những dịp đặc biệt, người Việt Nam chưa bao giờ quên đi cội nguồn của mình. Vào những ngày Tết Nguyên đán, con cháu thường bày biện các mâm ngũ quả sao cho thạt chỉn chu, những mâm cơm mang đầy lòng thành dâng lên cho ông bà, tổ tiên.
Dịp lễ Tết cũng là dịp cho những người đi làm xa có cơ hội trở về nhà sau một năm làm việc không ngừng. Lúc này, cả gia đình có dịp sum họp, quây quần bên mâm cơm và chia sẻ cho nhau những câu chuyện về một năm qua.
Một vài phong tục tập quán dịp Tết ta đầy ý nghĩa
Cúng ông Công, ông Táo
Trước khi bắt đầu dọn nhà thì vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mỗi nhà sẽ chuẩn bị một mâm cỗ và phóng sinh một con cá chép. Hành động này là để chuẩn bị cho ông Công và ông táo lên thiên đình để báo cáo với thiên đình về những việc đã xảy ra trong gia đình năm qua.
Gói bánh chưng, bánh tét
Một trong số những món ăn ngày Tết không thể bỏ lỡ chắc hẳn là bánh chưng, bánh tét. Hai loại bánh này thường để dâng bên bàn thờ tổ tiên hay làm quà tết cho bạn bè đều được. Đến nay, nhiều nhà vẫn còn giữ truyền thống làm bánh tét, bánh chưng và buổi tối cả nhà sẽ cùng nhau trông nồi bánh tạo nên một nét đẹp, một kỷ niệm đáng quý ngày Tết.
Quét nhà dọn cửa
Việc dọn nhà cuối năm không chỉ giúp các thành viên trong gia đình cùng dọn dẹp và làm mới lại căn nhà của mình mà còn là mang một ý nghĩa cuối năm mang những điều không tốt của năm cũ bỏ đi để đón những điều tốt lành của năm mới.
Tảo mộ
Tảo mộ là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Việc tảo mộ không chỉ là một nghi lễ, mà còn là dịp để con cháu ôn lại những kỷ niệm đẹp về người đã khuất, bày tỏ lòng biết ơn đối với những công lao to lớn của ông bà, cha mẹ. Đây là biểu hiện sâu sắc của lòng thành kính và đạo hiếu, góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bày mâm ngũ quả
Trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết chắc hẳn không thể bỏ qua mân ngũ quả, mâm quả thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đến bề trên. Tuy theo mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau, tuy nhiên tất cả đều mang một ý nghĩa chung là cầu cho năm mới tốt đẹp, bình an.
Cúng tất niên
Cúng tất niên là được xem là một nghi lễ quan trọng, mốt nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt. Nghi lễ này diễn ra vào ngày Giao thừa để mời ông bà tổ tiên về cùng ăn Tết. Đây cũng được xem là khoảnh khắc đánh dấu năm cũ sắp đi qua và đánh dấu một năm mới thịnh vượng hơn.
Xông đất
Tục xông đất là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Việc chọn người xông đất hợp tuổi không chỉ là một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện mong muốn về một năm mới an lành, hạnh phúc và may mắn cho gia đình.
Chúc Tết, mừng tuổi (lì xì)
Lì xì không chỉ là những đồng tiền mà còn là tình cảm yêu thương, sự mong muốn những điều tốt đẹp nhất dành cho người nhận. vào sáng mùng Một Tết, con cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà cha mẹ và người lớn sẽ dành tặng những bao lì xì đỏ thắm cho trẻ.
Vậy là qua bài viết trên, GEARVN đã cung cấp cho những người quan tâm về thông tin còn mấy ngày nữa đến Tết 2025. Mong là với những chia sẻ trên, những thắc mắc của bạn đã được giải đáp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận để được giải đáp.
Gợi ý bài viết liên quan: