Ducky One TKL PBT Blue/Grey 2017

0₫
Số lượng:

Quà tặng khuyến mãi

Nhà sản xuất : Ducky

Tình trạng : Mới 100%- Fullbox

Bảo hành : 24 tháng

Switch : Cherry MX Switch (Red/Brown/Blue)

Keycaps : PBT Dye-sub

Led : Không

 


Khuyến mãi

Gợi ý mua kèm

Thông tin sản phẩm

 

SƠ LƯỢC

Vài dòng giới thiệu về Ducky :


- Là hãng sản xuất bàn phím cơ tại Đài Loan, sản phẩm cũng made in Taiwan luôn.
- Ducky du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2012, sản phẩm đầu tiên theo đường kẹp nách là Ducky Shine đời đầu tiên (ta hay gọi là Shine 1).
- Ducky sản xuất chủ yếu là bàn phím cơ trung thành với Cherry MX switch. Vài năm gần đây xuất hiện thêm em chuột Ducky Secret giá khá rẻ so với phân khúc (1500k) sensor PixArt 3310, dáng cầm Ergonomic, vỏ chuột bằng chất liệu PBT độc nhất vô nhị, xài Omron made in JAV khá là khô máu và ăn chơi. Một số loại pad cũng khá đẹp và chất liệu ngon lành cũng đã ra đời.
- Khi các hãng mechkey vẫn đang mải mê trong trận chiến backlit (đèn led nền) thì Ducky khi vào VN đã tràn ngập mấy em dùng keycap PBT, mà bắt đầu từ 2013 là Ducky Premier với keycap white-green kết hợp và grey-blue kết hợp. Hiện tại loại sử dụng keycap PBT grey-blue được xếp vào dòng One, và có thêm màu khác là grey-white.
- Càng ngày Ducky càng đầu tư vào keycap và stabilizer, mà điển hình là dòng One v2 đã được Ducky fix lại Cherry stabilizer gốc ở các phím dài, không còn hiện tượng kẹt rít và có cảm giác hành trình bấm bị nông của Cherry stab gốc. Ngoài dòng Shine 6 sắp ra mắt vào tháng 12 này còn khá là ăn chơi khi sử dụng keycap loại PBT double-shot xuyên led khá là đắt đỏ, và lần đầu tiên phím cơ Ducky có phần mềm điều khiển để bắt đầu cuộc chiến với thị trường.
Ducky vốn không có nghĩa là con vịt (mà nghĩa đại loại là người bạn/em yêu quý, hoặc xinh xắn, đáng yêu), họ sử dụng từ đồng âm theo nghĩa đó để tạo ra logo con vịt đầu to với 2 chân bé như que tăm khá là cute. Về sau này key-puller (công cụ nhổ keycap) của họ cũng làm thành logo con vịt đầu to luôn, một cách tạo dấu ấn sáng tạo.
Đại diện sáng giá cho phím cơ Ducky lần này chính là Ducky One PBT 87 (tenkeyless). Giá bán lẻ dòng One PBT tenkeyless này cách đây 1 năm vẫn là 2.650.000 VND, cơ mà khoảng nửa năm gần đây lại sập giá xuống 2.350.000 VND để cạnh tranh với thị trường. Vậy nên theo đánh giá cá nhân tôi thì tại thời điểm này Ducky One PBT 87 là một em phím cơ mid-end có chất lượng vượt xa với giá tiền. Dưới đây là bài giới thiệu Ducky One PBT 87 v2 với 3 switch Red, Brown, Blue và phân tích chi tiết để anh em tham khảo thêm thông tin : vì sao lại nói One PBT 87 ngon-bổ-rẻ ?

Bàn phím game Ducky One PBT

THÔNG SỐ/THÔNG TIN CƠ BẢN

Trước khi đi vào vấn đề thì phải giới thiệu sơ qua mặt mũi em nó đã nhỉ.
- Tên : Ducky One PBT 87 (hay còn gọi là Ducky One PBT tenkeyless)
- Kích thước : 356.6*133*41mm
- Loại switch : CherryMX Red/Brown/Blue switch, có Black nhưng rất hiếm.
- Loại keycap : nhựa PBT dày (thick PBT), công nghệ in Dye-Sublimation, là ký tự được in nhiệt chìm hẳn vào trong chống mờ ký tự (kiểu như xăm hình).
- Cable : 1.8 mét, jack USB và có thể tháo rời.
- Nặng : 1.1kg
- Phụ kiện đi kèm : Nắp nhựa chắn bụi + Key puller + sách hướng dẫn chi tiết tiếng Trung/Anh.
- Sản xuất tại : Đài Loan
Cần phải nói rằng, việc mấy em phím thương mại dây rời được phổ thông keycap ABS double-shot và thick PBT dye-sub (ở phân khúc giá tầm trung) tại thị trường VN trước giờ chỉ có Ducky là dám làm. Do đó, thậm chí chưa cần bàn đến chất lượng switch ra sao ta vẫn có thể đánh giá dòng Ducky One này là nhân tố thay đổi “meta game” khá mạnh. Với tầm giá hơn 2 triệu trong khoảng 4 năm đổ lại đây, bạn sẽ không thể tìm được em phím cơ CherryMX switch (dây rời) dùng thick PBT dye-sub như dòng Ducky One. Về phần người viết thì rất ưng khoản phông chữ đẹp + sắc nét.
Giá trị và chất lượng của loại keycap thick PBT dye-sub đáng giá như thế nào sẽ được phân tích trong phần tiếp theo dưới đây.

Bàn phím game Ducky One PBT 87

TỔNG QUAN THIẾT KẾ

Layout tenkeyless cơ bản gồm 87 phím, keycap mix màu grey-blue làm nổi bật hẳn màu xanh. Kiểu mix màu 2 tone với những cụm keycap thế này bắt nguồn từ những dân chơi bàn phím custom (là loại bàn phím đặt theo yêu cầu), đây là một trong những kiểu mix khá ấn tượng của họ. Màu keycap và chất liệu PBT này không phải tới bây giờ mới xuất hiện, đầu năm 2013 đã được sử dụng ở dòng Ducky Premier (phân khúc tầm cao), nay được phổ thông tại phân khúc tầm trung của mechkey Ducky.
Thông thường thuận mắt nhất người ta vẫn làm theo tone xanh-đen hoặc xanh-trắng thể thao, nhưng Ducky thích chơi trội làm cái tone xanh-ghi rất táo bạo. Tất nhiên lần đầu tiên chẳng ai nói cái màu này thuận mắt cả, nhưng khi hỏi nhiều người xài em này và những người tôi gửi ảnh thì hầu hết đều nhận xét là chính màu ghi nó làm màu xanh nổi hơn hẳn (cũng giống như trong nhiếp ảnh họ rất hay dùng nền màu ghi để chụp nổi bật màu sắc, hình khối vật mẫu hay người mẫu). Theo suy diễn của người viết thì có 1 lý do khác : đó là công nghệ in nhiệt dye-sub có một điểm hạn chế là màu nhuộm phải đậm, tối hơn so với màu vật liệu được sử dụng để in, thế nên không thể in ký tự đen lên keycap đen được.

Bàn phím game Layout tenkeyless cơ bản

Cái kiểu làm keycap cẩu thả từ thế hệ cũ nay đã khắc phục hoàn toàn, ta có thể thấy dãy nút thẳng đều tăm tắp. Góc này ta cũng thấy rõ về độ dày của Ducky One cũng dày như hầu hết mechkey khác, anh em nên sắm thêm cái kê tay cho đỡ mỏi khi typing (Ducky cũng sản xuất kê tay kích thước tenkeyless rất chất đó nhé.

Bàn phím game Bàn phím dày

Khoản đánh dấu và nhận diện ở góc phím khá là tinh tế, có dấu ấn riêng rất mạnh. Chi tiết này chắc chắn làm ưng cái bụng dân chơi mechkey theo xu hướng cổ điển. (DK = Ducky, Dye-sub = Dye-sublimation, công nghệ in nhiệt chìm bên trong giống kiểu xăm, chống mờ ký tự rất tốt).

Bàn phím game Mechkey theo xu hướng cổ điển

Bây giờ đến màn lật mông em nó lên, không còn phẳng lì và đơn giản như các dòng cũ cách đây vài năm, thời đại của Gym lên ngôi nên em nó muốn kiếm chồng cũng phải “nở mông” cho to mới “nở mày nở mặt”. Design nói chung vẫn hướng cổ điển nhưng đã có phần dày dặn và hiện đại hơn rất nhiều.

Bàn phím cơ Ducky One PBT TKL

Đây là phía gầm của dòng phím Ducky Premier ngày xưa chúng ta có thể tham khảo để so sánh, màu vàng sáng sủa làm nổi chi tiết chứ nếu màu đen thì chắc chìm luôn quá ” (Nguồn ảnh: lượm lặt trên mạng).

Bàn phím game Ducky Premier

Ducky thường làm bàn phím với dây USB tháo rời, 2 đầu micro-USB và USB đều được mạ vàng chống nhiễu, cũng có thể nói là đầu tư có độ sang chảnh. Hình ảnh dưới đây là cổng USB đặt ở phía gầm phím phục vụ cắm dây.

 

Ngoài ra với khe giữ dây phía gầm phím ta có thể đi dây sang trái hoặc sang phải tuỳ theo nhu cầu, chức năng này giúp đám dây rợ trên bàn đỡ vướng hay xoắn vào nhau.

 

Gờ nhô ra giữ dây rất chắc, khi đi dây các bạn cứ mạnh dạn mà ấn vô, ko hỏng dây được đâu ;) Khi nào cần tháo ra thì kéo dây lên nhẹ nhàng và từ từ là được.

Bàn phím game Gờ nhô ra giữ dây rất chắc

Cái này gọi là DIP switch dùng để đặt vị trí cho nút Function (FN). Người viết sẽ đề cập chi tiết về em nó ở phần sau nhé.

Bàn phím game DIP switch dùng để đặt vị trí cho nút Function

Chân cao su chống trượt cũng không còn phẳng lì như ngày xưa mà cũng đã được “bơm” cho “phồng” lên nhìn rất có tính thẩm mỹ. Có tất cả 4 chân như thế này ở 4 góc để cân đối và cố định phím.

Bàn phím game  Chân cao su chống trượt

Thiết kế chân chống của mechkey Ducky trước đây không có cao su chống trượt, khá gây bất tiện cho những ai dùng chân chống vì phím bị xê dịch khá nhiều. Nay đã thì đã có thêm cao su và ngoài ra còn đầu tư chân chống 2 nấc, tăng thêm lựa chọn cho người dùng.

Bàn phím game Thiết kế chân chống có thêm cao su và ngoài ra còn đầu tư chân chống 2 nấc

3 độ dốc khi ta sử dụng và không sử dụng chân chống được mô tả cụ thể như hình dưới đây.

Bàn phím game Ducky One PBT

Như đã đề cập ở phần đầu, phím cơ Ducky trước giờ luôn trung thành với Cherry MX switch. Có một sự khác biệt nhỏ ở đây là các lô sau của Ducky One dùng switch Cherry mới (logo chữ CHERRY to đùng trên switch trong hình), loại này thì không có thông tin gì từ hãng. Sau khi so sánh các lô switch cũ và mới cùng hãng Ducky, tôi chỉ có thể cảm nhận là switch mới bấm trơn hơn một chút so với loại switch cũ (chữ Cherry nhỏ hơn). Thật ra thì switch cũ bấm rốt đa tầm 3 tháng đầu thì cũng trơn như nhau cả, cái này giới thiệu thêm cho vui thôi. Plate vị trí phím backspace được thiết kế hở lộ ra bảng mạch phía dưới. Phải công nhận rằng Ducky One được đầu tư bảng mạch rất chi tiết và đẹp. Và nhìn vào bảng mạch ta cũng có thể thấy mạch Ducky có hỗ trợ “cấy” đèn led (Ducky One PBT ko có sẵn led).

 

2 chân chữ thập của stabilizer (cân bằng phím) luôn là màu đỏ nổi bật chứ không đi theo màu của switch. Cũng ở trong giới thiệu nhanh phần đầu bài review, loại stabilizer này đã được Ducky fix lại bấm trơn hơn và không bị nông như stabilizer Cherry nguyên thuỷ. Do đó cảm giác bấm của Cherry stab trong Ducky One v2 mịn không khác gì Costar Stabilizer (thanh thép + 2 chân chữ thập rời).

Bàn phím game 2 chân chữ thập của stabilizer luôn là màu đỏ nổi bật

Và cuối cùng của phần này chính là cận cảnh bộ keycap đáng giá đưa Ducky One lên làm trùm phân khúc: thick PBT dye-sub trị giá khoảng 1.000.000 VND, ở thị trường tự do cũng rơi vào khoảng 800.000 VND.
Là loại chất liệu ít thấm nước, do đó mồ hôi và ẩm môi trường cũng ít bám và dễ vệ sinh. Thực tếđã có những huyền thoại keycap PBT “trắng ngọc trinh” dùng đến 1 năm vệ sinh lại vẫn sạch đẹp như mới. Muốn tẩy rửa loại keycap này cực đơn giản : vệ sinh nhẹ thì bàn chải + kem đánh răng, hardcore hơn thì bàn chải + nước tẩy ố. Ngoài độ bền và ưu điểm dễ vệ sinh thì keycap loại thick PBT này còn cho cảm giác bấm rất chắc chắn, luôn chiếm 50% nguồn gốc tạo độ bấm sướng của một bàn phím. 50% còn lại là do chất lượng switch và được hàn vào plate như thế nào.

Bàn phím game Thick PBT dye-sub trị giá khoảng 1.000.000 VND

TÍNH NĂNG CỦA BÀN PHÍM CƠ DUCKY ONE 87

Trước đây multimedia tích hợp trên bàn phím Ducky đều được chú thích trên từng nút, thì nay keycap ngoài ký tự ra thì đều trắng trơn (!) Muốn tìm hiểu tính năng tích hợp thì người dùng phải chịu khó đọc quyển sách hướng dẫn và dùng thật nhiều để thuộc các tổ hợp. Thử thách này có lẽ chỉ dân code mới chinh phục được.
Có nhiều chức năng tích hợp trên toàn bộ bàn phím. Về chức năng của DIP switch thì khá dễ hiểu, tôi trích ở đây luôn để anh em tham khảo : Có 4 DIP switch thì ở số 1, 2 và 3 để đặt vị trí của nút Function (FN).
Riêng DIP switch số 4 là để chuyển qua lại giữa NKRO (OFF) và 6KRO (ON). (KRO = Key roll-over, khả năng nhận tín hiệu nhiều phím cùng một lúc). Theo giải thích của Ducky thì chức năng chuyển về 6KRO để phục vụ cho hệ điều hành nào không hỗ trợ NKRO (?)
Chú ý khi chuyển ở DIP4 : Rút jack USB / chuyển ON/OFF theo ý / chờ 15 giây / cắm jack USB. Trong trường hợp upgrade firmware ta chỉ có thể upgrade ở NKRO mode, có nghĩa là DIP4 = OFF.
Theo sách ghi thì nguyên văn tiếng Anh thế này : DIP1-DIP3 to decide where FN locate (Default is OFF ` OFF ` OFF)

ON-ON-ON : mất tích luôn FN
OFF-ON-ON : FN thay thế vị trí left CTRL
ON-OFF-ON : FN thay thế vị trí left Winkey
OFF-OFF-ON : FN thay thế vị trí left ALT
ON-ON-OFF : FN thay thế vị trí right ALT
OFF-ON-OFF : FN thay thế vị trí right Winkey
OFF-OFF-OFF : FN nằm ở vị trí mặc định (bên cạnh right CTRL)
ON-OFF-OFF : FN thay thế vị trí right CTRL

Còn có trò khác là biến khu vực 2 ở bản tenkeyless (9 phím hỗ trợ home, end, pgup, pgdn,.... không tính arrow) thành 1 “con chuột” thực thụ có chức năng di chuyển trỏ chuột, click trái/phải, có scroll up/down. Ở bản fullsize thì nó sẽ hoạt động ở khu vực 3 (phần numpad). Chức năng nay phần nhiều để nghịch ngợm là chính, trong các trường hợp khẩn bị hỏng chuột thì lại đúng là cứu tinh B-) Các bạn vui lòng đọc sách hướng dẫn để biết thêm chi tiết.

Bàn phím game Có nhiều chức năng tích hợp trên toàn bộ bàn phím

TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

Trước hết ta nhắc lại ưu điểm ăn tiền của cấu tạo Cherry Stabilizer có trong Ducky One.
- Như mọi Cherry stabilizer khác thì tháo lắp keycap rất dễ, dành cho ai hay chơi keycap. Phím nhỏ thông thường là 1 “chân”, phím dài là 3 “chân”, dùng key puller gắp keycap ra hay gắn keycap vào đều rất đơn giản.
- Theo thông tin của tay to trong động mechkey thì phím dài của Ducky One v2 đã được hãng “gọt” lại so với One v1, bấm sâu và trơn tuột giống Costar stabilizer (có trong Filco và 1 số hãng khác). Bởi vốn Cherry stab gốc cho cảm giác bấm khá nông (giống cái cảm giác nhét oring hay nhét giấy bên dưới), đôi khi còn kẹt rít. Đó là lý do một thời gian rất dài tôi trung thành với Filco xài costar stab do phím dài bấm trơn, sâu và nhẹ vì chơi nhiều loại game phải dùng phím left shift + space rất thường xuyên. Nay thì có thể yêu thêm Ducky vì keycap PBT được rồi.

Bàn phím game Cherry Stabilizer

Tiếp đến là keycap thick PBT dye-sublimation.
- Riêng vụ in nhiệt dye-sub là người viết rất ưng, nhựa PBT bề mặt sần chống mòn đã là rất ok, có thêm ký tự được “xăm” vào trong thì bấm bằng móng tay cũng không mất.
- Độ dày của keycap cho cảm giác bấm rất chắc chắn trên từng switch. Đồng chí nào trâu cày trò gõ phím nhanh thì càng cảm nhận được độ sướng. Ai mới dùng chắc chắn sẽ bị nghiện bấm và kiểu gì cũng kiếm đủ cớ để gõ phím cả ngày.
Các row (hàng ngang) của Ducky One thiết kế độ cao classic như những phím phổ thông chúng ta vẫn xài, không có gì khó để dùng.

Bàn phím game keycap thick PBT dye-sublimation

■■ Cảm nhận trên từng loại switch :
* Red switch : - Là một loại hành trình có lực ấn 45g – tính chất light, linear. - Cấu tạo đơn giản nhất, độ bền lâu nhất do không có tactile (khấc). Hành trình ấn xuống và trả về giống với lò xo bút bi, người viết mô tả thế cho anh em chưa biết dễ hình dung. Loại switch này thông thường không dành cho những ai mới dùng mechkey vì lực ấn khá nhẹ, sẽ có cảm giác vừa đặt tay là nút đã chạm đáy.
Light : Nhẹ, trong họ nhà CherryMX thì Red thuộc dòng Light, cùng cấu tạo khác độ nặng đó là Black, thuộc dòng Force(60g).
Linear : chuyển động cho cảm giác không thay đổi suốt hành trình.
4mm toàn hành trình, qua 2mm đầu sẽ nhận tín hiệu nhưng Red switch cho cảm giác siêu nhẹ do không có tactile (cũng là 45g nhưng cảm giác nhẹ hơn Brown là ở đây), vì thế cũng không có sự phản hồi lên ngón tay khi bấm.
Vì cấu tạo này nên người dùng không thể biết khi nào switch nhận tín hiệu do không có lực phản hồi tương tác.

CherryMX Red switch - hình cắt dọc

Bàn phím game red switch cho cảm giác bấm cực kỳ chắc chắn và “cứng cáp”

- Ở Ducky One PBT, red switch cho cảm giác bấm cực kỳ chắc chắn và “cứng cáp” ở từng phím do keycap PBT dày và do chân chữ thập ở keycap khít với stem (chân chữ thập ở switch). Các nút đều nhau không có cảm giác chênh lệch lực bấm.
- Với những ai có thói quen bấm lướt nhẹ trên phím giống kiểu tay con gái vuốt ve thì chính độ dày của keycap phần nào tạo thành sự phản hồi lên ngón tay rất rõ rệt. Ngoài ra dù bấm ở vị trí giữa hay 4 góc của keycap thì switch vẫn trơn mượt đều. - Khi phím còn mới, Red switch cho ta cảm nhận rõ nhất về độ “sạn”, nghĩa là stem ma sát nhẹ vào thành switch khi bấm xuống, cái này không vấn đề gì vì bấm nhiều sẽ tự hết.

■■ Brown switch
Là một loại hành trình có lực ấn 45g – nonclicky, tactile – không có hành trình giả lập, có khấc cản.
Non-clicky : không gây ra tiếng “click” khi bấm.
Tactile : khấc cản tạo sự phản hồi lên ngón tay khi bấm.
Tactile của Brown switch ở ngay sát đỉnh hành trình. Đặc điểm này khiến tactile của Brown switch có sự phản hồi lập tức lên các ngón tay ngay khi bấm xuống. Với cấu tạo này, brown switch khá được chuộng vì dễ làm quen, dễ sử dụng đa mục đích, nhưng không có cảm giác “lạ tay” như Red hay Blue switch.

- Tactile của brown switch trong Ducky One có độ trơn nhất định vì dùng switch Cherry loại mới, bấm đồng đều không có hiện tượng nút nặng nút nhẹ, và đặc biệt ở các phím dài bấm cũng rất nhẹ. Do đó ai có thói quen bấm nhẹ và lướt nhanh cũng vẫn có thể dùng Ducky One brown switch vì hành trình đi qua tactile không tạo cảm giác bị kẹt hay cứng.

■■ Blue switch.
Là một loại hành trình có lực ấn 45g –clicky, tactile, cấu tạo đặc biệt phức tạp hơn các switch khác do có tới 2 trục tịnh tiến..
Hành trình bottom out (chạm đáy) : 4mm.
Hành trình giả lập (chưa nhận tín hiệu) : ~ 2mm đầu.
Hành trình nhận tín hiệu : ~ 2mm cuối.
Bắt đầu nhận tín hiệu kể từ khi nghe thấy tiếng"click", ngay khi vượt qua hành trình 2mm giả lập..
Như trong hình cắt dọc Blue switch dưới đây, trục màu xanh và trục màu trắng có một khoảng cách nhất định, đó chính là khoảng cách 2mm của quá trình giả lập. Vượt qua hành trình giả lập để tiến tới hành trình nhậntín hiệu (và nghe thấy tiếng "click") phải qua một khấc cản.
Không cần bottom out, chỉ cần vượt qua tactile là tín hiệu đã được bàn phím xác nhận. Vì sao ? vì cơ chế nhận tín hiệu của Cherry MXswitch là 2 lẫy thép bên trái hình cắt dọc (thực tế là bằng đồng) chạm vào nhau, giống như công tắc đóng mở của 1 mạch điện, và trục chưa cần chạm đáy thì 2 lẫy thép đã được liên kết..
Dưới đây sẽ là mô tả các bước chuyển động của hành trình:.
. Khấc nhô ra bên trái của trục màu trắng chạm vào lẫy thép (trạng thái ngắt mạch)..
. Trục màu xanh được nhấn hết quá trình giả lập 2mm và đè vào trục màu trắng..
. Khấc trắng bên trái vượt qua lẫy thép , đồng thời có tiếng "click"..
Đóng mạch và nút nhận tín hiệu..
- Giải thích thêm về tiếng click sinh ra :.
Blue switch cấu tạo gồm 2 trục tịnh tiến lồng vào nhau, phần trục xanh "nằm trong" trục trắng chính có khấc (phía chính diện ảnh) nhô ra để liên kết. .
Để ý : khi switch ấn xuống đáy và được lò xo đẩy lên, trục xanh kéo trục trắng lên đồng thời (nhờ khấc nhô ra này)..
Tiếng "click" sinh ra bởi va chạm giữa khấc nhô ra của trục xanh với trục trắng (khi ấn xuống) cộng hưởng âm thanh từ 2 lẫy thép bên trái.

Bàn phím game  Ducky One blue switch

- Ở Ducky One blue switch, tiếng clicky khá thanh và “sắc”, không tạo âm thanh “rào rào” như các loại blue switch trước đây. Thời gian đầu bấm cho cảm giác tactile trơn đều không có hiện tượng rít hay nút nặng nút nhẹ. Tuy nhiên ở Ducky One PBT khi switch còn mới thì hành trình trả về tactile lại hơi cứng sẽ khiến ta cảm thấy hơi khó chịu.

Bàn phím game Ducky One PBT

TỔNG KẾT

Nhìn chung hướng Ducky đi theo vẫn là layout phổ thông, design classic dễ dùng dễ làm quen, ngoài ra có thể chơi được nhiều loại keycap. Trong khoảng 4 năm trở lại đây ở phân khúc giá 2-2,5 triệu chưa thấy loại phím nào đầu tư nhiều đồ chơi như Ducky dòng One PBT v2 : USB cable rời, nguyên keyset thick PBT dye-sub đáng giá, switch lô mới, và nổi bật là fix bug kẹt rít/nông của Cherry stabilizer cũ. Chưa kể đến một mớ macro ẩn phải đọc “mòn mắt” ở sách hướng dẫn mới có thể nhớ và xài hết, rất kích thích anh em ta vọc vạch.

 

* Ưu điểm:

- Đầu tiên 100% không có lý do gì phủ nhận hàng ngon giá rẻ, làm trùm phân khúc vì vốn Ducky One trước đây có phân khúc giá cao hơn (xấp xỉ 3 triệu). Với cái giá 2350k cho 1 em mechkey dùng Cherry switch và keycap thick PBT dye-sub rất khó để từ chối cám dỗ. Nếu ai đã xài nhiều đời mechkey trong tầm giá này khoảng 4 năm trở lại đây sẽ hiểu được cái ngon bổ rẻ của Ducky One v2.
- Mạch hỗ trợ cấy led. - Cherry stabilizer ở phím dài One v2 được fix bấm trơn và sâu, khắc phục hoàn toàn bug bấm bị kẹt rít/nông của stab gốc.
- Nhiều multimedia đi kèm, nhiều đến mức tôi viết review mò mẫm cũng khá mất kiên nhẫn.
- USB cable rời, bọc cao su chắc chắn, có khe đi dây tiện lợi, không sợ gãy gập chập chờn tín hiệu vì khe cắm dây sâu bên trong. Chân chống 2 nấc đầu tư cao su chống trượt ngon lành.
- PBT là chất liệu ít thấm nước, chống ố vàng cực tốt. Có bẩn thì ta cứ bàn chải và kem đánh răng quẩy nhiệt tình là lại sạch như chưa bao giờ vấy bẩn
Độ bền mã tính bằng hàng năm. Thanh niên nào ở bẩn cứ thử 1 năm tẩy rửa 1 lần kiểm chứng nhé.
- Về dòng One v2 nói chung cực kỳ nhiều lựa chọn với khoảng giá chung là 2350k cho layout tenkeyless (87) và 2650k cho layout fullsize (108) ---> ABS double-shot backlit : black/blue/green/orange case. Thick PBT dye-sub : blue-gray/grey-white/green tea keycap black case, blue keycap white case (chắc là còn nhưng để tôi nhớ sau vậy, ảnh chụp vẫn thiếu vài mẫu). - Dịch vụ bảo hành từ NPP Hà Nội có khá hơn trước, vẫn duy trì sửa chữa nhưng trong vài ngày đầu giải quyết không xong là đổi mới.

 

Đánh giá & Nhận xét Ducky One TKL PBT Blue/Grey 2017

0/5
15 đánh giá & nhận xét
5 0 đánh giá
4 0 đánh giá
3 0 đánh giá
2 0 đánh giá
1 0 đánh giá