Công nghệ màn hình IPS là gì? Ưu - nhược điểm của tấm nền IPS
Màn hình IPS là công nghệ đang rất được ưa chuộng trên laptop, máy tính bởi những ưu điểm mà nó sở hữu. Vậy màn hình IPS là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Vì sao loại màn hình này càng ngày lại càng được tin dùng? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của GearVN.com.
Màn hình IPS là gì?
IPS (viết tắt của cụm từ tiếng anh In-Plane switching) là công nghệ màn hình được sử dụng trên những chiếc màn hình tinh thể lỏng LCD. Công nghệ màn IPS được hãng Hitachi nghiên cứu và phát triển vào năm 1996 nhằm khắc phục những nhược điểm cố hữu mà màn hình truyền thống sở hữu như: Góc nhìn hẹp, dải màu thấp, thiếu sự sinh động, ...
Loại màn hình này sử dụng các thành phần đặc trưng tương đồng với LCD, điểm khác biệt nằm ở các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Chính điều này giúp giảm lượng ánh sáng tán xạ và tạo ra góc nhìn rộng hơn, màu sắc cũng trở nên sinh động, chân thật hơn rất nhiều.
Ưu điểm của công nghệ màn hình IPS là gì?
Góc nhìn rộng
Nói đến ưu điểm của màn hình IPS thì đầu tiên không thể không nhắc đến khả năng đẩy góc nhìn rộng lên đến 178 độ so với phương nằm ngang. Điều này giúp ta vẫn có thể nhìn hình ảnh mà không cần phải ngồi trực diện.
Góc nhìn rộng đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng bởi kích thước khá nhỏ, góc nhìn rộng khiến người sử dụng có trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.
Màu sắc sống động và chân thật
Một điểm nữa mà người sử dụng rất thích ở tấm nền IPS đó chính là khả năng tái tạo màu sắc, hình ảnh vô cùng tốt. vì IPS thông thường có độ sâu màu RGB 8-bit có khả năng tạo ra 16,7 triệu màu. Đó cũng là lý do vì sao khi bạn trải nghiệm những chiếc laptop sử dụng công nghệ IPS sẽ có cảm giác dịu mắt và đẹp hơn.
Chống chói hiệu quả
Bởi khả năng tái tạo màu sắc tốt mà chất lượng hình ảnh vẫn được đảm bảo cho dù bạn đang sử dụng thiết bị trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời gay gắt.
Nhược điểm của công nghệ màn hình IPS là gì?
Bên cạnh ưu điểm thì loại công nghệ màn hình này cũng sở hữu cho mình không ít nhược điểm như:
Tiêu thụ điện năng cao
Để có thể cho ra màu sắc ấn tượng, sắt nét, có độ tương phản cao thì tấm nền IPS yêu cầu tiêu thụ một lượng điện năng lớn. nhằm tăng cường độ đèn nền. Theo thống kê công nghệ màn hình IPS sẽ tiêu thụ điện năng cao hơn khoảng 15% sao với màn hình TN hoặc AMOLED.
>>> Xem thêm:
Công nghệ màn hình LED Backlit là gì?
Anti-Glare là gì? Những điều cần biết về công nghệ Anti-Glare
Chi phí sản xuất cao
Để tạo ra một chiếc màn hình công nghệ IPS phức tạp đòi hỏi tiêu tốn một lượng không nhỏ nguyên liệu chất lượng cao, dây chuyền hiện đại, vì vậy mà giá thành của sản phẩm được trang bị màn hình IPS khá đắt đỏ và thường chỉ được trang bị trên các dòng cao cấp.
Một số laptop sử dụng công nghệ màn hình IPS
Nếu trước khi chỉ những chiếc laptop thuộc dòng cao cấp mới sở hữu công nghệ màn hình đặc biệt này thì hiện nay chúng đã được trang bị trên cả những mẫu laptop sinh viên giá rẻ. Một số dòng máy tính xách tay có thể kể đến như:
Dell Inspiron
HP 14s/15s
Lenovo IdeaPad
Acer Aspire
Acer Swift
Laptop văn phòng sử dụng tấm nền IPS
Hiện tại không ít mẫu laptop văn phòng đã được sử dụng công nghệ IPS nhằm tăng trải nghiệm giải trí và làm việc đồ họa nhẹ. Trong đó có thể kể đến như:
Laptop MSI Modern 14 B10MW 605VN
Laptop MSI Modern 14 B10MW 635VN
Laptop ASUS VivoBook S533EQ BN161T
Laptop gaming sử dụng tấm nền IPS
Các dòng laptop gaming có yêu cầu rất cao về chất lượng đồ họa, bởi vậy mà tấm nền IPS cực kỳ phổ biến tại phân khúc này. Tiêu biểu như:
Laptop Gaming Acer Nitro 5 Eagle AN515 57 51G6
Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 56 51N4
Laptop Gaming MSI GF75 Thin 10SCXR 013VN
Laptop MSI GL65 Leopard 10SCXK 093VN
Laptop ASUS TUF Gaming F15 FX506HC HN002T
Laptop ASUS TUF Gaming F15 FX506LH BQ046T