Máy in không in được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Máy in không in được: Nguyên nhân và cách khắc phục

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

27.990.000₫
26.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

24.990.000₫
24.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Mục lục

Máy in là một công cụ hỗ trợ người dùng rất nhiều bất kể trong quá trình học hay làm việc. Đôi khi máy in cũng không tránh khỏi những sự cố, việc máy in không in được là một hiện tượng khá phổ biến khi sử dụng máy in. Hãy đọc bài viết dưới đây cùng GEARVN để biết được nguyên nhân và cách khắc phụ trường hợp này nhé.

Nguyên nhân máy in không in được

Máy in là một thiết bị ngoại vi của máy tính, giúp máy tính chuyển đổi các dữ liệu từ dạng điện tử ra dạng vật lý như trên giấy. Có những ngày bạn sẽ thấy máy in không nhận lệnh in thì có thể chúng đang mắc phải lỗi nào đó. Dưới đây là một số lỗi thường gặp làm máy in không in được.

Lỗi ở hệ điều hành

Nếu bạn gặp tình huống máy in báo lỗi hệ điều hành không nhận lệnh in thì rất có thể máy in của bạn đã xảy ra một số lỗi như xung đột phần mềm, lỗi cài đặt hoặc một số sự cố hệ thống ngoài ý muốn.

Máy in gặp trục trặc ở dây cáp

Với các loại máy móc, bạn nên áp dụng kiểm tra định kỳ để phát hiện những trục trặc. Sau một khoảng thời gian sử dụng, dây cáp của bạn có thể bị hư hại hoặc bị đứt ngầm. Việc kiểm tra máy móc định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời những lỗi này và có biện pháp phòng tránh.

Chưa bật nguồn máy in

Một khi máy in không bật nguồn, máy tính sẽ không thể gửi các lệnh đến máy in. Điều này thường xảy ra trong trường hợp bạn quên bật máy in trước khi gửi lệnh in từ máy tính hoặc máy in đang trong chế độ chờ do một thời gian dài không sử dụng, do đó máy sẽ tạm ngưng hoạt động và không tiếp nhận lệnh.

Máy in chưa nhận lệnh do lỗi driver

Một nguyên nhân khác mà người dùng thường hay gặp phải đó là do driver của máy in bị lỗi hoặc không tương thích với hệ điều hành. Trường hợp này xảy ra do sau khi cập nhật hệ điều hành hoặc cài đặt một ứng dụng mới sẽ xảy ra xung đột giữa các ứng dụng.

Lỗi IP mạng khiến máy in không in được

Máy in có in được hay không cũng phụ thuộc vào kết nối internet, IP mạng cúa máy tính. Nếu IP mạng bị lỗi thì việc truyền tin từ thiết bị đến máy in cũng bị gián đoạn, khiến việc in tài liệu gặp lỗi. Nguyên nhân sâu xa các lỗi này thường đến từ đường dẫn URL, địa chỉ IP của máy tính hay máy in.

Máy in ở trạng thái OFF

Một nguyên nhân phổ biến khiến máy in không hoạt động là do máy đang ở chế độ Offline. Lỗi này xuất hiện là do tiến trình in của máy đã gặp xung đột với hệ điều hành của máy tính, điều này làm máy in chuyển về trạng thái Offline.

Máy đang ở chế độ Pause

Khi sử dụng máy in, bạn cần chắc chắn rằng máy in của bạn không hết giấy hay bị kẹt giấy. Việc hết giấy hay kẹt giấy cũng khiến máy tự động chuyển sang chế độ PAUSE.

Cách sửa lỗi khi máy in không in được

Để khắc phục được những lỗi đã được kể bên trên, dưới đây là một số cách sửa khi gặp tình huống máy in không in được:

Kiểm tra dây cáp kết nối 

Nếu không thể kết nối với máy in, đầu tiên bạn hãy thử kiểm tra cáp kết nối giữa máy in và máy tính có bị lỏng hay không. Nếu không bị lỏng, bạn có thể thử rút ra và cắm cáp USB lại. Nếu vẫn chưa thành công, rất có thể sợi cáp của bạn đã bị hỏng và bạn nên thay sợi cáp khác.

Khởi động lại máy tính 

Việc mất kết nối giữa máy tính và máy in có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như lỗi tạm thời trong hệ thống. Để khắc phục nhanh chóng, bạn hãy khởi động lại cả hai thiết bị. Điều này sẽ giúp thiết lập lại kết nối và cho phép bạn tiếp tục in ấn.

Đảm bảo máy in không bị kẹt giấy 

Nếu máy in gặp lỗi, nguyên nhân cũng có thể là do máy n của bạn đang bị kẹt giấy. Để sửa lỗi, bạn chỉ cần lấy tờ giấy bị kẹt ra và hãy lấy thật sạch kể cả những vụn giấy nếu không lỗi này sẽ bị tái diễn. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì các bộ phận bên trong máy, vệ sinh bụi bẩn để giảm thiểu tình trạng kẹt giấy. 

Để Windows tự sửa lỗi bằng Troubleshoot 

Nếu máy in không nhận lệnh, bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của hệ điều hành Windows để sửa lỗi.

  • Bước 1: Tìm Control Panel ở thanh tìm kiếm -> Click chuột vào Devices and printers -> Nhấp chuột phải và chọn See what's printing
  • Bước 2: Nhấp chuột phải vào máy in bị lỗi và chọn Troubleshoot để tìm nguyên nhân
  • Bước 3: Nếu không có lỗi, máy sẽ trả về kết quả Close the troubleshoot. Còn nếu xuất hiện lỗi, máy sẽ báo Try these repairs as an Administrator -> Bạn tiếp tục chọn Explore Additional Options để sửa lỗi.

Khởi động lại tiến trình Print Spooler 

Print Spooler thường giúp máy tính có thể kết nối với máy in và sắp xếp hàng đợi. Thế nhưng trong quá trình hoạt động Print Spooler cũng có thể gặp sự cố. Với lỗi này, bạn chỉ cần khởi động lại Print Spooler là được.

  • Bước 1: Nhấn Window + R, nhập lệnh services.msc và nhấn OK.

  • Bước 2: Tìm đến dòng chữ Print Spooler trên hộp thoại services. Nếu đang ở chế độ Stop, nhấn Start, Restart để chạy lại dịch vụ.

Máy in không nhận lệnh do lỗi IP trên máy in 

Còn nếu máy in không hoạt động do lỗi IP thì bạn thực hiện các bước sau để khắc phục lỗi:

  • Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng mạng -> Chọn Open Network and Sharing Center

  • Bước 2: Nhấn Change Adapter Settings để truy cập vào Local Area Connection

  • Bước 3: Click chuột phải vào Local Area Connection -> Nhấn chọn Properties

  • Bước 4: Đúp chuột tại Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) để chỉnh sửa địa chỉ IP -> Chọn Obtain an IP address automatically để đặt IP tự động.

Cập nhật Driver cho máy in

Driver của máy in giữ vai trò là cầu nối giữa các phần mềm trên máy tính và máy in. Đôi khi, máy in sẽ gặp lỗi khi driver của máy in quá cũ khiến cho chức năng "phiên dịch" của nó lỗi thời là nguyên nhân mà máy in nhận lệnh nhưng không tiến hành thực hiện. Với trường hợp này bạn chỉ cần cập nhật lại Driver là có thể in các tài liệu.

Vậy là bài viết trên GEARVN đã cập nhật cho bạn những kiến thức về nguyên nhân và cách sửa khi máy in không in được. Mong là khi gặp phải tình huống này trong thực tế, bạn có thể dễ dàng ứng phó.

Một số bài viết liên quan:

  1. Epson ra mắt máy in trắng đen mới, phục vụ nhu cầu in ấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

  2. Mách bạn cách in file Excel vừa trang A4 cực nhanh

  3. Cách kết nối máy in với laptop đầy đủ và chuẩn nhất

  4. CrystalDiskMark: Phần mềm kiểm tra tốc độ đọc và ghi của ổ cứng

    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên