Làm sao để tắt Windows Defender, tắt diệt virus trên Win 10, 11
Windows Defender, “tấm khiên” phòng thủ mọi tất cả những thiết bị sử dụng Windows 10. Được ra đời nhằm phòng tránh những sự tấn công từ virus, spyware và các tác nhân có hại đến thiết bị. Nhưng, sẽ có những lý do bất khả kháng khiến ta phải tắt Windows Defender. Vậy, có những cách nào để tắt Windows Defender trên Windows 10? Hãy cùng GEARVN tìm hiểu ngay sau đây.
Windows Defender là gì?
Windows Defender hay còn gọi là Windows Security là một phần mềm chống virus được cài đặt sẵn trên Windows. Phần mềm này giúp bảo vệ máy tính của người dùng khỏi các nguy cơ tiềm ẩn. Ngay từ lần đầu kích hoạt Windows 10, phần mềm này sẽ tự động khởi chạy và tạo thành hàng rào bảo vệ cho thiết bị của bạn.
Bên cạnh công việc loại bỏ những phần mềm độc hại, Windows Defender còn theo dõi và ngăn những mối đe dọa bảo mật. Thông qua Windows Update, phần mềm sẽ đảm bảo rằng thiết bị của bạn luôn được bảo vệ tốt nhất.
Những tính năng nổi bật của phần mềm Windows Defender
Với nhiều tính năng ưu việt, Windows Security hoạt động như một lá chắn vững chắc, giúp bạn yên tâm sử dụng máy tính:
- Chống lại virus và mối đe dọa: Windows Security không ngừng quét và phân tích hệ thống để phát hiện và loại bỏ các loại virus, phần mềm độc hại và các mối đe dọa khác. Nhờ cơ chế cập nhật tự động, nó luôn sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa mới nổi.
- Bảo vệ tài khoản vững chắc: Windows Security giúp bạn quản lý tài khoản người dùng một cách an toàn, ngăn chặn truy cập trái phép và bảo vệ thông tin cá nhân của bạn.
- Tường lửa thông minh bảo vệ mạng: Tính năng tường lửa của Windows Security hoạt động như một hàng rào bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ các kết nối mạng đi vào và đi ra khỏi thiết bị, ngăn chặn các cuộc tấn công từ xa và bảo vệ dữ liệu của bạn.
- Kiểm soát ứng dụng và trình duyệt chặt chẽ: Windows Security giúp bạn kiểm soát việc cài đặt và sử dụng các ứng dụng, trình duyệt web, đảm bảo chỉ những ứng dụng đáng tin cậy mới được phép hoạt động. Đồng thời, nó cũng giúp chặn các trang web độc hại, bảo vệ bạn khỏi những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi lướt web.
- Bảo vệ thiết bị toàn diện: Windows Security liên tục quét và đánh giá tình trạng bảo mật của thiết bị, phát hiện và vá các lỗ hổng bảo mật để ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào các điểm yếu của hệ thống.
- Tối ưu hóa hiệu suất thiết bị: Bên cạnh bảo mật, Windows Security còn cung cấp các công cụ để giúp bạn theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định.
Khi nào cần tắt Windows Defender trên Windows 10?
Tải những chương trình cần thiết
Mặc dù biết là Windows Defender cực kì tốt và đáng tin cậy, tuy nhiên vì hoạt động tốt quá khiến cho chương trình này trở nên khá là … khó tính. Vì được lập trình với mục tiêu là loại bỏ tất cả những phần mềm bên thứ 3 nên Windows Defender sẽ xóa và ngăn chặn tất cả các tệp tin bạn download từ bên ngoài có chứa điều khả nghi. Cho nên, khi bạn muốn download các tài liệu hay phần mềm cho công việc, học tập, có thể Windows Defender sẽ ngăn chặn bạn download khiến công việc bị gián đoạn.
Sử dụng những phần mềm diệt virus khác
Liên quan đến vấn đề trên, sử dụng những phần mềm diệt virus khác khi bật Windows Defender là điều không thể. Điều này sẽ do nhu cầu sử dụng của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy Windows Defender chưa đủ sức bảo vệ cho chiếc laptop thân yêu, dàn PC Gaming mạnh mẽ của mình và muốn trang bị một phần mềm diệt virus xịn sò hơn.
Tối ưu hiệu năng hoạt động
Là chương trình có sẵn và chạy ngầm mỗi khi máy tính khởi động, Windows Defender cũng sẽ tiêu tốn một lượng tài nguyên nhất định.
Nếu cảm thấy chiếc laptop hay PC của bạn đã yếu và lag đi nhiều, bạn hãy thử tắt Windows Defender đi xem.
>>Có thể bạn chưa biết: Chia sẻ cách tăng tốc máy tính
Hướng dẫn cách tắt Windows Defender trên Windows 10, Windows 11
Tắt Windows Defender bằng Settings
- Bước 1: Tìm từ khóa “windows security” trong thanh search bar trên Windows 10.
- Bước 2: Mở Settings, chọn Update & Security.
- Bước 3: Chọn Windows Security > Open Windows Security.
- Bước 4: Cửa sổ Windows Security xuất hiện. Bạn chọn Virus & threat protection.
- Bước 5: Tìm mục Virus & threat protection settings. Chọn Manage settings.
- Bước 6: Chuyển chế độ của mục Real-time protection sang Off.
Tắt Windows Defender bằng Local Group Policy
- Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R. Nhập gpedit.msc và Enter.
Bước 2: Bạn chuyển hướng theo đường dẫn dưới đây: Computer Configuration > Administrative Templates > Windows Components > Windows Defender hoặc Microsoft Defender Antivirus.
Bước 3: Nhìn sang ô bên phải và tìm Turn off Microsoft Defender Antivirus. Bạn double click vào file đó.
- Bước 4: Tick vào Enabled > Apply > OK. Restart lại máy tính để thiết lập cài đặt.
Lưu ý: Nếu muốn kích hoạt lại Windows Defender bằng Local Group Policy, bạn thực hiện y hệt và đến bước 4, chọn Not Configured > Apply > OK và restart máy.
Tắt Windows Defender bằng Registry
- Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R. Nhập regedit và Enter.
- Bước 2: Bạn chuyển hướng theo đường dẫn: HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Policies\Microsoft\Windows Defender.
- Bước 3: Bạn tìm ở ô bên phải file DWORD DisableAntiSpyware. Nếu không tìm thấy, bạn có thể tự tạo file ấy bằng cách click chuột phải vào khoảng trống bất kì. Chọn New > DWORD (32-bit) Value.
- Bước 4: Đặt tên cho file ấy là DisableAntiSpyware.
- Bước 5: Double click vào file vừa tạo, nhập Value data thành 1. Chọn OK và restart máy tính để thiết lập được cài đặt.
Nếu muốn kích hoạt lại Windows Defender thông qua Registry, bạn thực hiện đến bước 5, mở lại file DisableAntiSpyware và chuyển Value data thành 0. Restart máy
Tắt Windows Defender bằng phần mềm thứ 3
Bạn có thể tìm một số phần mềm thứ 3 hỗ trợ cho việc tắt Windows Defender như Defender Control. Bạn chỉ cần vào link download tại đây, cài đặt và tắt Windows Defender đơn giản nhất bằng cách chọn Disable Windows Defender.
Trên đây là những cách giúp bạn tắt Windows Defender trên Windows 10, Windows 11 từ GEARVN. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới của bọn mình cùng nhau giải đáp nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Gợi ý xem thêm: