Top 5 sai lầm nên tránh khi sử dụng laptop
Laptop là thiết bị công nghệ vô cùng phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Được sử dụng rất nhiều với nhiều ngành nghề, công việc như văn phòng, học tập nhờ vào sự tiện lợi và gọn nhẹ của những thiết bị. Tuy nhiên, sử dụng nhiều nhưng bạn có biết rằng có một số sai lầm nên tránh khi sử dụng laptop để gia tăng tuổi thọ, độ bền cho laptop chưa? Nếu chưa, vậy hãy cùng GEARVN tìm hiểu ngay đây nhé !
Đặt laptop ở bất kì đâu để làm việc
Dù biết laptop như laptop văn phòng, là thiết bị dùng để thuận tiện cho khả năng di động trong công việc nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ đặt laptop lên bất cứ đâu để làm việc. Có một số trường hợp đặt laptop lên đùi, ghế salon hay giường để làm việc.
Điều này thật sự không tốt chút nào. Việc đặt lên những bề mặt gồ ghề hay kín sẽ khiến cho hệ thống tản nhiệt khí của laptop bị hạn chế về khả năng hoạt động do vị trí đặt. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ và hiệu năng của thiết bị, một số trường hợp tồi tệ hơn có thể gây ra hư hỏng cho những linh kiện bên trong.
Hãy đặt laptop trên những bề mặt phẳng hoặc có không gian hở cho bộ phận tản nhiệt khí có thể hoạt động giúp điều hòa nhiệt độ của laptop. Ví dụ như bạn có thể đặt cuốn sách 2 bên và đặt laptop vào giữa sẽ giúp cho bên dưới chiếc máy có không gian trống để thoát nhiệt.
Nhiệt độ của laptop quá nóng
Nhiệt độ luôn là vấn đề mà mọi người dùng laptop trăn trở. Nhiệt độ trung bình của laptop thường cao hơn rất nhiều so với người dùng PC, ta có thể cảm nhận được qua phần chiếu nghỉ tay hay bàn phím của laptop. Hoạt động dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến những linh kiện bên trong và giảm tuổi thọ của laptop.
Ngày nay, laptop đã phần nào cải thiện về phần tản nhiệt. Một phần đến từ nhà sản xuất khi họ trang bị những thiết kế tản nhiệt vô cùng xịn sò trên những chiếc laptop gaming, phần còn lại người dùng có thể sắm những đế tản nhiệt.
Có thể bạn muốn biết: Hướng dẫn chọn đế tản nhiệt cho laptop
Di chuyển khi ổ đĩa laptop vẫn còn hoạt động
Ngày nay, laptop được trang bị những ổ cứng SSD vô cùng tiên tiến nhưng trước khi SSD ra đời và phổ biến như hiện nay thì đã một thời HDD chính là ổ cứng dành cho laptop lúc bấy giờ. Không giống như SSD, HDD sử dụng những ổ đĩa và sử dụng đầu đọc/ghi di chuyển đều trên đĩa theo hình tròn.
Khi tắt máy (shutdown) hay sleep, ổ đĩa HDD của laptop vẫn sẽ còn hoạt động trong một khoảng thời gian do quán tính của việc quay đều, sau đó chúng mới dừng hẳn. Nếu bạn không cẩn thận, khi vừa nhấn nút Shutdown đã vội đem laptop vào balo và di chuyển (đi bộ, chạy) điều này có thể khiến cho ổ đĩa bên trong bị tổn hại do bị tác động ngoại lực. Và khi bị xước ổ đĩa thì dữ liệu bên trong sẽ xem như mất vĩnh viễn. Vì vậy, nếu laptop của bạn đang sở hữu ổ cứng HDD thì hãy cẩn thận nhé.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chọn ổ cứng theo nhu cầu
Luôn tắt (shutdown) laptop
Sai lầm này cũng sẽ liên quan tới ổ đĩa. Mỗi lần khởi động laptop, chúng ta có thể nghe tiếng hoạt động của ổ đĩa trong máy và mỗi lần như vậy, ổ đĩa sẽ phải hoạt động từ đầu khiến cho chúng bị hao mòn về độ bền cùng tuổi thọ của ổ. Để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Thay vì shutdown, bạn có thể cho laptop vào chế độ Sleep hoặc Hibernate.
Không sử dụng túi chống sốc dành cho laptop
Túi chống sốc là phụ kiện ít được người dùng laptop quan tâm do giá tiền và chưa nhận biết tầm quan trọng của chúng. Vì là thiết bị di động, chắc chắn các bạn sẽ thường xuyên di chuyển với laptop và không tránh khỏi các tác động như đường sốc, chen lấn trên xe bus.
Với túi chống sốc, các ngoại lực trên sẽ được giảm đến mức tối thiểu giúp bảo vệ laptop. Hiện nay, một số túi chống sốc còn có lớp ngoài chống thấm giúp laptop của bạn tránh bị ẩm ướt.
Trên đây là top 5 sai lầm khi sử dụng laptop mà các bạn nên tránh mắc phải để tối ưu tuổi thọ và hiệu năng cho laptop. Các bạn có mắc phải sai lầm nào không? Hay chúng mình còn chưa đề cập cái nào? Hãy để lại bình luận bên dưới cho GEARVN và mọi người cùng biết nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trên GEARVN - Blog Thủ Thuật.