Cách dùng hàm Sumif trong Excel hiệu quả
Bạn đang đau đầu vì phải tính tổng dữ liệu trong bảng theo điều kiện rắc rối? Bạn chưa biết sử dụng công thức tính gì để rút ngắn thời gian, mang lại hiệu quả cao? Hàm Sumif sẽ giải quyết vấn đề đó, khi sử dụng hàm Sumif bạn có thể tính tổng nhanh chóng theo điều kiện ban đầu. Cách dùng hàm Sumif như thế nào? Cùng GEARVN tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây.
Hàm Sumif là gì?
Hàm Sumif là sự kết hợp giữa hàm Sum và hàm If trong Excel, sự kết hợp này cho phép bạn tính tổng một cách hiệu quả hơn khi gặp các phép toán khó yêu cầu điều kiện. Thay vì, bạn tính tổng trong một phạm vi nhất định thì hàm Sumif tính toán trong một phạm vi nhưng phải thỏa mãn điều kiện cho trước.
Cú pháp hàm Sumif: =SUMIF(range; criteria; sum_range).
Trong đó:
Range: Là vùng được chọn có chứa điều kiện trước đó.
Criteria: Là điều kiện để thực hiện phép tính với hàm.
Sum_range: Là vùng dữ liệu cần tính tổng.
Cách dùng hàm Sumif trong Excel
Hàm Sumif có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, để sử dụng hiệu quả bạn cần hiểu rõ điều kiện để áp dụng chính xác. Một số điều kiện mà hàm Sumif có thể thực hiện bao gồm:
Hàm Sumif lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng
Đối với trường hợp điều kiện lớn hơn cú pháp thực hiện sẽ là: =SUMIF(vùng dữ liệu chứa điều kiện; ”>số liệu yêu cầu”).
Khi điều kiện có thêm yêu cầu lớn hơn hoặc bằng cú pháp sẽ là: =SUMIF(vùng dữ liệu chứa điều kiện; “>=số liệu yêu cầu”).
Khi thực hiện công thức hệ thống sẽ hiểu là tính tổng các số lớn hơn (lớn hơn hoặc bằng). Từ đó, hệ thống sẽ tự động loại trừ số nhỏ hơn 5 trong kết quả tính tổng.
Ví dụ: Tính tổng số lượng đơn hàng trong tháng 8 của công ty. Với điều kiện số lượng phải lớn hơn 5.
Đối với trường hợp điều kiện nhỏ hơn cú pháp hàm Sumif sẽ là: SUMIF(Vùng dữ liệu chứa điều kiện; “<số liệu yêu cầu”).
Nếu có thêm điều kiện nhỏ hơn hoặc bằng bạn có thể thêm “<=” trước số liệu yêu cầu từ đề bài.
Tương tự với điều kiện lớn hơn, khi nhập cú pháp trên hệ thống sẽ hiểu là tính tổng các số nhỏ hơn số liệu yêu cầu.
Ví dụ: Tính tổng số lượng đơn hàng tháng 8. Với điều kiện số lượng sản phẩm nhỏ hơn 10.
Đối với trường hợp điều kiện bằng (=) cú pháp áp dụng: =SUMIF(vùng dữ liệu chứa điều kiện; “=”& điều kiện) hoặc =SUMIF(vùng dữ liệu chứa điều kiện; số liệu theo điều kiện).
Ví dụ: Tính tổng số lượng đơn hàng trong tháng 8. Với điều kiện số đơn của sản phẩm bằng 8.
Hàm Sumif với điều kiện không bằng
Cú pháp hàm Sumif: =SUMIF(vùng dữ liệu chứa điều kiện; “<>” ô chứa điều kiện; Vùng dữ liệu cần tính tổng).
Khi thực hiện cú pháp hệ thống sẽ tự động loại trừ số liệu thuộc điều kiện đã cho trước. Kết quả sẽ bằng tổng các số còn lại cộng với nhau.
Ví dụ: Tính tổng doanh thu trong tháng 8, ngoại trừ sản phẩm có đơn hàng là 2 trong cột đơn hàng.
Kết hợp hàm Sumif với hàm Vlookup
Ngoài việc sử dụng tính toán trong trường hợp đơn mà hàm Sumif còn có thể kết hợp với các hàm sắp xếp để tối ưu kết quả cho bảng dữ liệu của bạn.
Cú pháp của hàm Vlookup: =VLOOKUP(Lookup_value; Table_array; Col_index_num; Range_lookup).
Cú pháp kết hợp hàm Sumif với hàm Vlookup: =SUMIF(vùng chứa điều kiện; Vlookup(Lookup_value; Table_array; Col_index_num; Range_lookup); vùng cần tính tổng).
Ví dụ: Tính tổng số tiền khách hàng tên Tèo đã mua sắm trong tháng 8 năm 2024 tại cửa hàng.
Hàm Sumif kết hợp với hàm Index
Nếu đề yêu cầu bạn tính tổng cho một thành phần trong bảng dữ liệu và lấy kết quả từ cột thì bạn có thể kết hợp hàm Sumif với hàm Index như sau:
Cú pháp: =SUMIF(vùng dữ liệu chứa điều kiện; INDEX(array, row_num, [column_num])
Ví dụ: Tính tổng số tiền anh Tú đã sử dụng trong thời gian vừa qua.
Tạm kết
Hàm Sumif mang lại nhiều sự thuận lợi và hiệu quả cho người dùng, giúp người dùng giảm bớt thời gian tính toán hơn so với các cách tính thông thường. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách dùng hàm Sumif và có thể áp dụng hiệu quả vào trong công việc cũng như học tập của mình. Đừng quên theo dõi GEARVN để biết thêm nhiều thông tin về thủ thuật, tin công nghệ hay các lĩnh vực khác nhé!
Xem thêm: