Hướng dẫn sử dụng chi tiết hàm HLOOKUP trong Excel
Trong Excel, bên cạnh các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia thì hàm VLOOKUP và HLOOKUP cũng là hai hàm có tính ứng dụng cao. Bài viết dưới đây GEARVN sẽ hướng dẫn bạn sử dụng hàm HLOOKUP một cách chi tiết nhất.
Khái niệm hàm HLOOKUP là gì?
Hàm HLOOKUP trog Excel là hàm công thức được sử dụng để tìm kiếm giá trị tương ứng với các ô ở hàng đầu tiên của bảng cần dò tìm, rồi cho ra kết quả tương ứng tại cột được chỉ định.
Phạm vi dò tìm thường theo hàng ngang (từ trái sang phải) và trả dữ liệu theo hàng dọc (từ phải sang trái). Chữ H trong tên hàm HLOOKUP là từ viết tắt của Horizontal (Ngang).
Công thức của hàm HLOOKUP
Cú pháp của hàm HLOOKUP là:
HLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Row_index_ num, Range_lookup)
Trong đó:
Lookup_value: là giá trị mà bạn cần dò tìm, nó có thể là văn bản, giá trị hay một ô tham chiếu. (Bắt buộc)
Table_array: chỉ phạm vi dò tìm của hàm, đa phần là một bảng. (Bắt buộc)
Row_index_ num: là số thứ tự của hàng trong bảng phạm vị mà giá trị của hàng đó là dữ liệu mà bạn muốn lấy. (Bắt buộc)
Range_lookup: loại kết quả trả về, có thể là kết quả dò tìm chính xác (Range_lookup = 0) hoặc kết quả dò tìm tương đối (Range_lookup = 1) (Tùy chọn)
Lưu ý:
Trong quá trình thực hiện việc sao chép công thức xuống hàng dưới, Table_array có thể bị dịch chuyển. Do đó, bạn bắt buộc phải cố định Table_array bằng kí hiệu “$” bằng cách thêm trực tiếp ký hiệu hoặc nhấn F4. Ví dụ: $A$2:$F$7.
Nếu bỏ qua Range_lookup thì Excel sẽ mặc định giá trị này bằng 1 và dò tìm giá trị tương đối để cho ra dữ liệu kết quả. Giá trị được lấy trong hàng đầu tiên của bảng dò sẽ là giá trị lớn nhất mà nhỏ hơn Lookup_value.
Cách dùng hàm HLOOKUP trong Excel
Để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách sử dụng hàm HLOOKUP, dưới đây là một số ví dụ về cách sử dụng:
Ví dụ 1:
Trong trường hợp dưới đây, bạn cần dùng hàm HLOOKUP để tìm giá tiền cho từng loại áo.
- Bước 1: Chọn vào ô Thành tiền trống
- Bước 2: Nhập cú pháp: =HLOOKUP(C5,$D$12:$G$13,2,0)
- Bước 3: Kết quả thu được tại D5 là 110.000 VNĐ bởi áo có size M
Ví dụ 2:
Ứng dụng hàm HLOOKUP để xếp loại cho học sinh trong lớp. Ở bài toán này, bạn sẽ lấy điểm trung bình của học sinh ở các ô từ C5 đến C10 ở bảng 1 để đối chiếu với điểm trung bình chuẩn ở hàng đầu tiên bảng 2.
Sao cho điểm trung bình ở bảng 1 nhỏ hơn hoặc bằng điểm trung bình ở bảng 2 thì trả lại kết quả tương ứng. Trong đó, cú pháp tìm kiếm là: =HLOOKUP(C5,$E$13:$I$14,2,1)
Kết hợp hàm HLOOKUP và hàm IF
Hàm IF là gì?
Hàm IF là một hàm được sử dụng để kiểm tra xem dữ liệu có thỏa mãn điều kiện được đặt ra hay chưa, kết quả của hàm trả lời là đúng hoặc sai.
Cú pháp hàm IF: =IF(Logical_test;Value_if_true;Value_if_false)
Trong đó:
Logical_test: Là điều kiện bạn đặt ra
Value_if_true: Giá trị trả về nếu thỏa mãn điều kiện
Value_if_false: Giá trị trả về nếu không thỏa mãn điều kiện.
Cách kết hợp hàm IF với hàm HLOOKUP
Trong ví dụ dưới đây, chúng ta có Bảng 1 bao gồm tên nhân viên, tổ của nhân viên và doanh số của họ. Bảng 2 là doanh số chuẩn đặt ra cho từng tổ, nếu nhân viên có doanh số lớn hoặc bằng doanh số chuẩn thì được đánh giá “ĐẠT”, ngược lại là “KHÔNG ĐẠT”.
Ở ô E4, ta sử dụng hàm IF cùng với hàm HLOOKUP với công thức sau:
=IF(D4>=HLOOKUP(C4,$D$15:$H$16,2,0),"ĐẠT","KHÔNG ĐẠT")
Lúc này HLOOKUP sẽ tiến hành dò doanh số tương ứng của từng tổ ở ô C4. Hàm IF sẽ so sánh kết quả tìm được với doanh số của nhân viên (D4) và trả về kết quả là “ĐẠT”.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng hàm HLOOKUP cũng như cách kết hợp hàm HLOOKUP với hàm IF. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy bình luận để được GEARVN hướng dẫn.
GỢI Ý MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
1. Hướng dẫn giảm dung lượng file Excel để tăng tốc độ xử lý công việc
2. Tổng hợp những cách tạo bảng trong Excel nhanh và dễ thực hiện