Những phần mềm render video dễ sử dụng nhất hiện nay
Render là một thuật ngữ quen thuộc mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng biết. Đây là bước cuối cùng để làm ra thành phẩm của mình và đưa chúng đến gần hơn với mọi người. Vậy render video là gì? Những nhà thiết kế thường dùng những phần mềm render video nào? Hãy cùng GEARVN tìm hiểu ngay nhé.
Render video là gì?
Render hay kết xuất đồ họa là quá trình sử dụng chương trình ứng dụng để tạo ra những hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều từ hình ảnh đồ họa trên máy tính. Đây là một quá trình quan trọng và được sử dụng hầu hết trong thiết kế đồ họa, kiến trúc, video game, phim hoạt hình và những hiệu ứng đặc biệt trên TV. Nó không những tăng tính hiệu quả của video thành phẩm mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ trong thiết kế.
Tương tự, render video chính là quá trình máy tính xử lý thông tin từ nguồn dữ liệu mã hóa để sử dụng những thông tin đó và xuất ra một khối hình ảnh liên tiếp nhau. Trước hết, các nhà thiết kế sẽ thiết kế và tập hợp những tập tin đã được chỉnh sửa kỹ càng để tạo nên một video hoàn chỉnh trước khi render. Những phần mềm render thường sẽ là những phần mềm làm video, phần mềm render video riêng biệt hay thậm chí có cả máy tính chuyên render video để hỗ trợ quá trình kết xuất hình ảnh diễn ra nhanh chóng.
>>Xem thêm: Tiêu chí màn hình đồ họa.
Những phần mềm render video tốt nhất
Adobe Premiere / Adobe After Effect
Đây là hai phần mềm cực kỳ nổi tiếng và được rất nhiều nhà sản xuất chuyên nghiệp tin dùng. Hai phần mềm được phát triển dưới trướng của ông lớn Adobe Systems - một tập đoàn phần mềm máy tính nổi tiếng trên toàn Thế giới. Nếu Adobe Premiere chính là vũ khí đắc lực cho các editor thì Adobe After Effect chính là cánh tay phải đắc lực để chèn thêm hiệu ứng để độ sáng tạo cho video của mình.
Đặc biệt, hai phần mềm này cho khả năng render video vô cùng ấn tượng. Bạn không những có thể thực hiện chỉnh sửa và kết xuất đồ họa một cách tiện lợi thông qua một phần mềm duy nhất, mà còn cho ra thành phẩm vô cùng chất lượng và chuyên nghiệp chuẩn “producer”.
Sony Vegas
Nói đến phần mềm render video tiêu chuẩn thì thật thiếu sót khi không nhắc đến Sony Vegas - một phần mềm dựng phim, edit và render video hoàn toàn miễn phí. Chất lượng video cuối cùng cũng thuộc hàng top đầu, không thua kiếm một phần mềm trả phí nào cả. Giao diện dễ tiếp cận và không hề thách đố với những newbie muốn làm quen với con đường biên tập video, hình ảnh. Ngoài ra, tốc độ của phần mềm này khá ổn định nên bạn hoàn toàn yên tâm để render cả một video thời lượng dài nhé.
Camtasia Studio
Một phần mềm render video chuyên dụng, có thể tạo ra những video chất lượng Full HD và được khá nhiều người dùng lựa chọn chính là Camtasia. Giao diện phần mềm thân thiện, phù hợp với nhiều người dùng mới, chưa quá chuyên sâu vào con đường biên tập video. Phần mềm cũng liên tục được cập nhật nhiều tính năng mới để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Corona
Đừng vội tránh xa bởi vì nghe đến cái tên của nó nhé. Corona là một phần mềm render video và hình ảnh mới được ra mắt cách đây không lâu nên chưa được nhiều người dùng biết đến. Tuy là đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng Corona đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của nhiều kiến trúc sư bởi mang trong mình nhiều tính năng nổi bật và tiên tiến, điển hình như:
• Cho phép điều chỉnh hình dáng, màu sắc và độ sáng của sản phẩm ngay trong quá trình render mà không cần thông qua Photoshop.
• Kết xuất nhiều khung cảnh trong một lần render duy nhất.
• Thư viện phần mềm siêu lớn và giao diện dễ tiếp cận dễ người dùng.
• Chất lượng hình ảnh vô cùng chất lượng và độ chính xác tương đương với hình ảnh thật.
V-Ray
Nếu bạn muốn tìm kiếm một phần mềm có tốc độ kết xuất đồ họa “nhanh như chớp” thì đừng bỏ qua V-Ray - một phần mềm chuyên kết xuất đồ họa nổi tiếng và có thể nói là "lão làng" trong làng render. Tốc độ render nhanh là thế, V-Ray còn cung cấp thành phẩm “miễn chê” từ những hình ảnh 3D, thiết kế kiến trúc, đồ họa,...Do đã có mặt từ rất lâu và được nhiều nhà thiết kế sử dụng nên cũng không khó tìm những video hướng dẫn trên Youtube để tìm hiểu thêm nhiều tính năng và mẹo hay ho trên V-Ray.
Cấu hình máy tính ảnh hưởng như thế nào đến quá trình render video?
Render video là một quá trình phức tạp và yêu cầu sức mạnh phần cứng rất cao, do đó, bạn nên có một hệ thống PC cấu hình mạnh để có thể phối hợp tốt với những phần mềm render video và hỗ trợ quá trình sản xuất video được trọn vẹn.
Nên sử dụng CPU hay GPU?
Lựa chọn CPU hay GPU phụ thuộc nhiều yếu tố, video bạn cần kết xuất là gì? Đồ họa? 3D? Hay chủ yếu là những video hình ảnh?
▲ Nếu bạn chủ yếu làm việc cho những tác vụ như ghép nối, edit chỉnh sửa hình ảnh, dựng phim thì nên ưu tiên sử dụng CPU. Tốt nhất bạn nên chọn những CPU hiệu năng cao hoặc ghép nối nhiều CPU lại với nhau để đạt được hiệu năng cao nhất vì bộ vi xử lý hầu như hoạt động hết công xuất trong quá trình render.
▼ Ngược lại, trường hợp bạn thường xuyên phải render những sản phẩm như hình ảnh đa chiều, đồ họa, những video nghiêng về hiệu ứng,...thì GPU sẽ giúp quá trình render được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nói là vậy nhưng hai yếu tố quan trọng này sẽ đảm nhiệm công việc và bổ trợ lẫn nhau để giúp bạn làm việc một cách trơn tru và tối ưu nhất. GPU chịu trách nhiệm việc xử lý hình ảnh, nhằm đưa ra bản xem trước (preview) giúp người dùng có thể hình tượng ra được sản phẩm. Trong khi đó, CPU là yếu tố quyết định công đoạn render. Đây sẽ là lúc mà các nhân và luồng trong CPU hoạt động nhằm tạo nên thành phẩm cuối cùng.
Cấu hình máy tính tối ưu nhất để render video
Ngoài CPU và GPU thì những thành phần khác trên hệ thống máy tính cũng không kém phần quan trọng. Dưới đây là một số cấu hình cơ bản nhất để giúp bạn tối ưu quá trình render video.
Thành phần cấu hình | Tiêu chí tối ưu |
CPU | Con chip xử lý sở hữu hiệu năng cao và ổn định. Xung nhịp cao và số nhân phải cao, tối thiểu là 6 nhân. |
Card đồ họa | Với những phần mềm render video hay chỉnh sửa video chuyên nghiệp, tốt nhất bạn nên lựa chọn những VGA của NVIDIA để có thể đảm bảo chất lượng hình ảnh đầu ra. |
Ổ cứng SSD | Máy tính của bạn cần một dung lượng lớn để quá trình render diễn ra thuận lợi và trơn tru. Do đó, dung lượng SSD nên được đầu tư hẳn hoi, tốt nhất là 512GB nhé. |
RAM | Bạn nên sử dụng những RAM có dung lượng từ 16GB trở lên, 32GB là hợp lý nhất. Lưu ý, hãy cố gắng lắp RAM kiểu dual-channel tức là 2 thanh 8GB hoặc 2 thanh 16GB, điều này sẽ tạo nên hiệu năng tối ưu nhất hệ thống. |
Tổng kết lại, trên đây là những phần mềm render video tốt nhất thời điểm hiện tại. Bạn có thể sử dụng một trong những phần mềm trên để tạo nên những video chất lượng cho mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho GEARVN. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn.