Cùng nhìn lại hành trình 25 năm của WiFi – chuẩn kết nối trứ danh tạo ra một thế giới không dây

Cùng nhìn lại hành trình 25 năm của WiFi – chuẩn kết nối trứ danh tạo ra một thế giới không dây

 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
33.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
22.990.000₫ -45%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
GEARVN - Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

23.990.000₫
13.990.000₫ -42%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
28.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
30.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

28.490.000₫
27.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Thật khó thể nào hình dung được một thế giới không có WiFi – chuẩn kết nối không dây cực kỳ phổ biến hiện nay.

Cũng đã ¼ thế kỷ trôi qua kể từ lúc IEEE giới thiệu chuẩn WiFi 802.11 đầu tiên. Kể từ thời điểm đó, tốc độ WiFi đã được cải thiện, và kết nối Internet không dây đã làm thay đổi thế giới để chúng ta có được những tiện nghi như ngày hôm nay. Trong bài viết này, mời các bạn cùng nhìn lại hành trình phát triển 25 năm qua của chuẩn kết nối WiFi trứ danh nhé.

Những ngày đầu của công nghệ WiFi

Trước khi có WiFi, việc kết nối Internet và kết nối mạng nội bộ hầu hết đều cần phải nối dây. Bất kỳ thiết bị nào kết nối vào mạng lưới đều cần phải cắm dây, và thường là dây điện thoại bàn hoặc là dây Ethernet. Điều này làm giới hạn tính cơ động của các thiết bị nối mạng. Tuy nhiên, đến tháng 6/1997 thì điều này đã thay đổi khi Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE) giới thiệu chuẩn WiFi đầu tiên.

Ý tưởng kết nối mạng không dây cho máy tính đã có từ hồi cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 rồi, nhưng mãi đến thập niên 80 thì công nghệ này mới có thể áp dụng trên thị trường với các mạng lưới kỹ thuật số di động (mobile digital networks) như CDPD và Mobitex. Tuy nhiên, chúng đều rất xa xỉ và phần lớn được dùng cho các dịch vụ an toàn công cộng.

Vào năm 1990, NCR Corporation và AT&T bắt đầu phát triển sản phẩm mạng LAN không dây thương mại đầu tiên gọi là WaveLAN – “tiền thân” của chuẩn 802.11 sau này.

Đến năm 1997, IEEE đã tạo ra chuẩn 802.11 hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 2 Mbps với băng tần 2,4 GHz. Do cụm “IEEE 802.11b Direct Sequence” nghe dài quá nên Interbrand – một công ty tư vấn về thương hiệu – đã đăng ký (trademark) tên gọi WiFi (viết tắt của chữ “Wireless Fidelity”, tương tự HiFi và “High Fidelity” thường thấy trong mảng âm thanh). Các hãng trong ngành đã thành lập hiệp hội phi lợi nhuận mang tên Wi-Fi Alliance vào năm 1999, và nó tiếp tục quản lý các chuẩn và tên WiFi cho đến tận ngày nay.

Tổng quát về các chuẩn WiFi qua từng năm

Trong 25 năm qua, có ít nhất 8 chuẩn WiFi được giới thiệu ra thị trường. Cách đặt tên “802.11” vẫn còn được sử dụng, nhưng Wi-Fi Alliance đã bắt đầu đơn giản hóa tên gọi từ hồi năm 2008 rồi, chẳng hạn như là “WiFi 4”. Dưới đây là danh sách sơ lược các chuẩn WiFi, giúp chúng ta thấy được chuẩn này đã thay đổi như thế nào qua năm tháng.

  • 802.11 (1997): Chuẩn đầu tiên hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 2 Mbps và sử dụng băng tần 2,4 GHz.
  • 802.11b (1999): Tốc độ tối đa đã được nâng lên thành 11 Mbps. Đây còn là chuẩn WiFi đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình
  • 802.11a (1999): Chuẩn này hỗ trợ tốc độ lên đến 54 Mbps với băng tần 5 GHz, nhưng không được sử dụng phổ biến bằng 802.11b.
  • 802.11g (2003): Đây là chuẩn WiFi 802.11 “G” nổi tiếng một thời với tốc độ tối đa lên đến 54 MBps (băng tần 2,4 GHz) và được dùng rộng rãi trong gia đình lẫn doanh nghiệp.
  • 802.11n (2008): Phiên bản “N” (thường được gọi là “WiFi 4”) đã tăng tốc độ tối đa lên thành 600 Mbps với băng tần 2,4 GHz lẫn 5 GHz.
  • 802.11ac (2014): Chuẩn “WiFi 5” hỗ trợ các tốc độ từ 433 đến 1100 Mbps với băng tần 5 GHz.
  • 802.11ax (2019, 2020): Wi-Fi 6 và Wi-Fi 6E hỗ trợ tốc độ từ 600 đến 9608 Mbps với băng tần 2,4 GHz, 5 GHz, hay thậm chí là 6 GHz.
  • 802.11be (chưa ra mắt): Wi-Fi 7 sắp được ra mắt với tốc độ hứa hẹn lên đến 40 Gbps (trong điều kiện lý tưởng).

Từ ý tưởng cho đến ứng dụng rộng rãi

Mặc dù chuẩn 802.11 đã được trình làng vào năm 1997, phải đến năm 1999 thì những sản phẩm đầu tiên hỗ trợ 802.11 mới được bày bán trên thị trường. Công ty góp phần lớn trong việc đem WiFi đến với người dùng phổ thông là Apple (chí ít là trong thời gian đầu) với sản phẩm mang tên AirPort dành cho laptop iBook (1999).

Từ lúc đó trở đi, WiFi bắt đầu phát triển nhanh chóng. Đến năm 2003, Wi-Fi Alliance ra mắt 802.11g giúp tăng tốc độ tối đa đạt 54 Mbps. Những chiếc router WiFi dành cho hộ gia đình cũng dần trở nên phổ biến hơn. Trong đó, chuẩn 802.11n và 802.11ac là được dùng nhiều nhất; cả 2 đều sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz, hỗ trợ tốc độ lần lượt lên đến 600 Mbps và 1,1 Gbps.

Ngày nay, công nghệ WiFi được tích hợp vào phần lớn các thiết bị điện tử để kết nối với Internet, đặc biệt là nó đã giúp điện thoại di động trở thành một thiết bị đa năng và hữu dụng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta kết nối Internet tại những nơi công cộng như quán cá phê, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại một cách dễ dàng. Thêm vào đó, nó còn giúp hiện thực hóa các dịch vụ stream nhạc và phim, cho phép chúng ta giải trí mọi lúc mọi nơi. Đó là chưa kể WiFi còn giúp game thủ mobile leo rank cùng bạn bè nữa đó nha.

Khó thể nào hình dung được cuộc sống ngày nay nếu không có WiFi các bạn nhỉ? Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: HowToGeek

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên