“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
24.490.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.490.000₫ -10%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Hôm nọ mình đi Phú Quốc chơi, lúc ra đến sân bay thì ánh mắt mình tình cờ va phải vào mấy cái “lỗ hậu” to tướng dưới chóp đuôi chiếc máy bay phản lực thương mại A320. Trong khi đang thắc mắc nó có tác dụng gì thì mình chợt nhận ra đây chắc chắn là một chủ đề thú vị mà nhiều bạn sẽ quan tâm. Thế nên mình đã đi tìm hiểu để tự trả lời cho thắc mắc của bản thân cũng như để viết bài này cho mấy bạn cũng tò mò chuyện đó giống mình.

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

Lỗ xả khí thải từ APU của Airbus A320

Sau đây là bài viết chia sẻ những gì mình biết về cái “lỗ hậu” đầy bí ẩn dưới chóp đuôi của các mẫu máy bay phản lực thương mại hiện đại. Mấy bạn nếu cũng đang thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu với mình nhé.

Cái lỗ đó chính là ống xả khí thải của “máy phát điện phản lực” trên máy bay

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

Boeing 727 – mẫu máy bay phản lực thương mại đầu tiên có APU dạng turbine khí

Vào năm 1963, khi Boeing cho ra mắt mẫu máy bay Boeing 727 thì đã có một chi tiết thiết kế mang tính cách mạng, thay đổi mãi mãi ngành hàng không dân dụng. Nó có một động cơ turbine khí đặt ở dưới chóp đuôi gọi là APU (Auxiliary Power Unit), tạm dịch là “động cơ phụ”.

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

Lỗ xả khí thải từ APU của Boeing 727

Về cơ bản thì cái động cơ phụ này cũng hoạt động tương tự động cơ chính của máy bay nhưng có điều là công suất nhỏ hơn nhiều. Mục đích của nó là để xoay turbine phát điện, giúp các hệ thống điện và điều hòa không khí trên máy bay có thể hoạt động độc lập mà không cần khởi động động cơ chính cũng như nguồn điện từ sân bay. Điều này cũng cho phép máy bay có thể hoạt động ở những sân bay nhỏ không có hệ thống điện để cấp cho máy bay đang đậu.

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

APU Honeywell GTCP36

Từ đó trở đi mà các mẫu máy bay phản lực thương mại có APU kiểu động cơ phản lực ngày một xuất hiện nhiều hơn. Đến nay thì hầu như mẫu nào cũng có cả và nó gần như là một tiêu chuẩn của ngành. Nếu như Boeing 727 có APU đặt bên thân (do nó có một động cơ chính đặt dưới cuối đuôi) thì hầu hết các mẫu máy bay phản lực thương mại hiện nay đều có APU đặt dưới cuối đuôi. Mấy bạn nhìn thấy mẫu máy bay nào có cái lỗ to dưới chóp đuôi thì gần như chắc chắn nó là lỗ xả khí của APU đấy.

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

Lỗ xả khí thải từ APU của Boeing 747 300

Ngoài chuyện phát điện ra thì người ta còn có thể trích một phần khí nén của nó để vận hành các thiết bị trên máy bay. Tuy thường thì APU sẽ được tắt khi động cơ chính khởi động xong nhưng đôi khi nó cũng có thể được khởi động lại trong khi đang bay để cấp điện khẩn cấp nữa

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

Lỗ xả khí thải từ APU của Airbus A380

APU không nhất thiết phải là động cơ turbine khí

Nãy giờ chúng ta chỉ nói đến APU dạng turbine khí thường thấy ở các mẫu máy bay phản lực thương mại hiện đại mà thôi, nó còn có nhiều dạng khác nữa. APU không nhất thiết phải là động cơ turbine khí, nó cũng có thể là động cơ piston hoặc động cơ điện, miễn là đáp ứng được mục đích thiết kế thôi.

“Lỗ hậu” dưới chóp đuôi máy bay thương mại dùng để làm gì?

APU dạng động cơ piston Riedel, gắn trước cửa hút khí của động cơ turbojet BMW 003

Ví dụ điển hình cho APU dạng động cơ piston là mẫu động cơ 2 thì Riedel của Đức thời Thế Chiến Thứ 2. Nó được gắn trước mũi động cơ và truyền động với trục chính của các mẫu động cơ phản lực turbojet như BMW 003 và Junkers Jumo 004 để giúp khởi động. Đây là các mẫu động cơ được trang bị trên các mẫu máy bay phản lực như Messerschmitt Me 262, Horten Ho 229 và Heinkel He 162.

APU của máy bay B-29

Máy bay ném bom hạng nặng B-29 (mẫu máy bay được người Mỹ dùng để ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản) cũng có APU là động cơ piston, công suất 7 mã lực để cung cấp điện 1 chiều cho các thiết bị điện trên máy bay. 

Một mẫu động cơ phản lực cho máy bay điều khiển từ xa với APU dạng động cơ điện đặt ngay trước cửa hút khí

Các mẫu APU là động cơ điện thì xuất hiện trên một số mẫu máy bay phản lực nhỏ để giúp khởi động động cơ chính. Bạn nào có nghiên cứu về máy bay điều khiển từ xa thì có lẽ sẽ biết rằng hầu hết các mẫu máy bay điều khiển từ xa sử dụng động cơ phản lực đều có APU dạng động cơ điện. Lý do là vì chúng rẻ, đáng tin cậy, cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng.

Tất nhiên, các mẫu máy bay có APU không phải dạng turbine khí thì thường không có cái “lỗ hậu” to đùng như các mẫu máy bay phản lực thương mại hiện đại. Mình viết thêm phần này đơn giản là để mang đến cho mấy bạn cái nhìn hoàn chỉnh hơn về khái niệm của APU trên máy bay cũng như chia sẻ thêm những thông tin thú vị mà mình biết, hy vọng các bạn thấy hay. Cảm ơn các bạn vì đã đọc và chúc các bạn có một ngày tốt lành nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Tham khảo: Wikipedia – Auxiliary power unit, Boeing 727

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên