Top 10 tựa game dở nhất mọi thời đại theo thống kê từ Metacritic

Top 10 tựa game dở nhất mọi thời đại theo thống kê từ Metacritic

 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Hôm trước mình đã chia sẻ với anh em top 10 những tựa game hay nhất do trang tổng hợp đánh giá Metacritic xếp hạng rồi, thấy nhiều anh em quan tâm quá nên nay lại thêm một cái top game dở nhất cũng do Metacritic xếp hạng luôn. Mấy con game này thì có game mình chơi rồi có game chưa, vậy nên đa phần mình sẽ tổng hợp lại cho anh em biết người ta đánh giá còn game này như thế nào, và vì sao nó lại dở đến như vậy nhé. 

FAMILY PARTY: 30 GREAT GAMES OBSTACLE ARCADE

  • Metacritics Score: 11/100
  • Người chơi đánh giá: 1.9/10

Tựa game gia đình với cái tên dài ngoằn được phát hành trên hệ máy Wii U với số điểm trên trang Metacritic là 11 điểm, số điểm thấp nhất mọi thời đại trên trang web tổng hợp đánh giá này. Thường thì mỗi con game nó sẽ có một hoặc hai cái dở để người ta phê bình, nhưng riêng với Family Party là thật sự không có cái gì để… chấp nhận được luôn. Đồ họa gượng gạo, bê bối, gameplay nhàm chán, cảm giác như game làm chưa xong vậy, thậm chí cái lồng tiếng nhân vật nghe cũng chuối kinh khủng. Mặc dù là một tựa game sinh để với mục đích là mang tiếng cười đến cho mọi gia đình, nhưng đảm bảo khi chơi thì người chơi thấy chán, còn người trả tiền thì thấy cay. 

Tạp chí chính thống của Nintendo UK phê bình: “ONM Coroner: Chơi con game này muốn chấn thương tâm lý luôn, cảm thấy vô phương cứu chữa…” 

RIDE TO HELL: RETRIBUTION

  • Metacritic Score: 16/100
  • Người chơi đánh giá: 1.3/10

Đây là một tựa game lấy cảm hứng từ series phim Son of Anarchy rất nổi tiếng ở thời điểm những năm 2013-2014. Thế nhưng tiếc cho Ride of Hell là phiên bản mở rộng của tựa game GTA IV, The Lost and The Damned đã… làm rồi, và thậm chí là làm tốt hơn rất nhiều. Nói tiếc thế thôi chứ con game này thật sự rất tệ, nếu chỉ có đua xe chém giết thì không phải là lởm kinh khủng, nhưng vì có cả cutscene, thậm chí là có cảnh nóng nữa, mà nhà phát triển lười quá hay sao làm biểu cảm rất tù, mắt cứng đờ, không cảm xúc, khiến những phân cảnh cutscene trở nên rùng rợn một cách kỳ lạ. 

Tạp chí Eurogamer nhánh Đức phê bình: “Không hiểu sao cái game “rác” này lại có một thành phần nhỏ sùng bái đến vậy, nhân vật thì dị dạng, máu xịt toàn răng cưa, thoại thì lỡ cỡ, chưa kể có mấy cảnh nóng nhìn dị hợm kinh khủng. Thôi thì cứ cho là kinh tế eo hẹp phát triển visual không đủ, nhưng gameplay của tựa game này vẫn phải công nhận là không thể tệ hơn.”

YARIS 

  • Metacritic Score: 17/100
  • Người chơi đánh giá: 4.3/10

Tựa game Yaris được sinh ra với mục đích là quảng bá cho chiếc xe Toyota Yaris, xe thì được nhiều người thích, nhưng game thì không. Mặc dù là một tựa game miễn phí, nhưng điều đó không có nghĩa là nhà phát triển được tung ra một tựa game nó… xàm đến như vậy. Anh em chỉ được chạy xe Yaris, mà còn chạy trên track, mà còn có vật cản, mà còn có buff, xe Yaris là xe gia đình mà. Mà trải nghiệm con game này phải nói là trải nghiệm “mù mắt” nhất mình từng thấy FPS thì rõ 60 nhưng game nó giật chóng cả mặt, chả hiểu ai duyệt con game này nữa. 

Forum Video Game Talk phê bình: “Vì đây là một tựa game miễn phí, nên anh em phải cân nhắc theo kiểu như thế này: liệu nó có đáng để mình bỏ 17,3 giây ra để tải nó không, hay mình có thể đi vứt rác, mà vứt rác nghe có vẻ có ích cho xã hội hơn đấy.” 

LEISURE SUIT LARRY: BOX OFFICE BUST 

  • Metacritic Score: 17/100
  • Người chơi đánh giá: 1.9/10

Cũng như những tựa game tệ hại khác trong danh sách, Leisure Suit Larry phải nói là dở không còn gì để chê. Sử dụng thiết kế đồ họa nhìn như Neighbour from Hell, đã thế còn có gameplay dở dở ương ương, chơi mà không biết đang làm gì luôn. Chưa kể là bỏ tiền ra mua game nhưng chủ yếu là ngồi xem cutscene, vì là một tựa game có khuynh hướng vui vẻ nên đã có rất nhiều câu joke được sử dụng trong cốt truyện… và nó dở tệ. Anh em có bao giờ nghe một thằng bạn kể chuyện cười xong cả đám im lặng không? Chơi Larry Suit Larry: Box Office Bust là một tuyển tập như thế đấy. 

https://www.youtube.com/watch?v=hGgP7qWpUNk

Tạp chí GamesRadar Play UK phê bình: “Có thể nói đây là con game tệ nhất của thế hệ này. Quá trời lỗi, bị nhồi nhét một đống câu đùa vừa tệ vừa gượng, một gameplay không thể nuốt nổi. Nếu đang cân nhắc thì mình khuyên anh em chơi GTA IV thay vì cái đống rác rưởi này.” 

VROOM IN THE NIGHT SKY

  • Metacritic Score: 17/100
  • Người chơi đánh giá: 3.1/10

Tên nghe thì rất chill, “vroom” trên bầu trời đêm, nhưng thực tế con game này lại chả chill chút nào cả. Đây là một trong những “mẻ” game indie đầu tiên xuất hiện trên hệ máy Nintendo, tưởng chừng như anh em đã qua lâu rồi cái thời mà game bị “hối” ra lò, chưa xong nhưng vẫn phải phát hành, thì giờ đây Vroom In the Night Sky chứng minh truyền thống này vẫn còn sống tốt. Giới phê này chắc chắn là không nhẹ tay với cái sự mì ăn liền này và nếu anh em tra con game này trên Metacritic thì sẽ không tránh khỏi những màn “xả khẩu” cực gắt. 

Tạp chí Nintendo Life phê bình: “Vroom in the Night Sky là quá ngắn và cách tương tác với người chơi cũng thật sự tệ khiến mình không muốn giới thiệu con game này cho bất kỳ ai cả. Về cơ bản là con game chơi được, mọi thứ hoạt động như… mong đợi nhưng chủ yếu là nó không có vui, mà game là phải vui, nó như kiểu check xong thấy game chạy ok thì bán chứ không quan tâm là có hay hay không ấy, khuyên anh em nên dùng số tiền cực khổ lao động của mình để mua những tựa game khác xứng đáng hơn.” 

DOUBLE DRAGON II: WANDER OF THE DRAGONS

  • Metacritic Score: 17/100
  • Người chơi đánh giá: 1.5/10

Thật sự game hay của series Double Dragon chỉ đếm trên đầu ngón tay trên một bàn tay thôi anh em ạ, đã thế phiên bản Double Dragon II: Wander of the Dragons còn là bản remake của một trong những phiên bản hay nhất của series lại flop một cách dữ dội. Những tựa game đối kháng đánh đấm thường phải được thiết kế rất công phu, đem lại cảm xúc rõ rệt trong những màn combat, thế nhưng DD II đánh cảm giác như bấm nút cho vui, nhạc nền nhạt nhẽo, âm thành cùi, đánh đấm nhìn nản thật sự luôn ấy. 

Tạp chí Game Informer phê bình: “Thật sự mình không thấy được một chút chất lượng nào khi chơi DD II. Những người duy nhất mà mình có thể giới thiệu con game này là những người thích chơi game lởm để hả hê phê bình, hoặc fan của DD II cuồng đến độ game ra là mua không quan tâm hay dở thôi.” 

SPOGS RACING 

  • Metacritic Score: 18/100
  • Người chơi đánh giá: 3.7/10

Thực tế mà nói WiiWare làm game vốn đã không có nhiều game hay, nên Spogs Racing thất bại thì cũng không thật sự khiến mình bất ngờ. Cái mà mình bất ngờ ở đây là cho dù  con game này rất rất dở, nhưng nó lại được ra mắt ở thời điểm hệ máy Wii đang cần một sự cứu vớt thực sự. Như vậy có thể nói, Spogs Racing là một trong những giọt nước tràn ly khiến Wii rơi vào dĩ vãng, thôi thì hãy vì game thủ, để họ không phải bỏ tiền ra để mua những tựa game “kinh dị” như thế này nữa, hãy đau một lần rồi thôi. 

Tạp chí Nintendo Life phê bình: “Sẽ có một vài fan hâm mộ dòng game đua xe sẽ cảm thấy con game này là đủ để sống qua ngày, nhưng với gameplay đầy lỗi, AI rẻ tiền, và đồ họa thì “mù mắt”, mình nghĩ Spogs Racing sẽ khiến nhiều người khác phải lắc đầu ngán ngẩm.” 

ALONE IN THE DARK: ILLUMINATION

  • Metacritic Score: 19/100
  • Người chơi đánh giá: 1.3/10

Alone in the Dark vốn là một series game hay vào những thập niên 90, được so sánh là một trong những đối thủ nặng kí của Resident Evil. Thế nhưng sự chững lại sau một thời gian dài im ắng đã khiến series này đánh mất phong độ của mình, đỉnh điểm là sự ra mắt của Illumination có thể nói là tựa game dở nhất của Alone in the Dark. Gameplay vẫn là lý do lớn nhất khiến tựa game thất bại, điều đó cho thấy muốn một thương hiệu phát triển bền vững, nhà phát triển phải không ngừng nỗ lực để hoàn thiện sản phẩm thay vì thử nghiệm và sơ sài trong cách phát triển. 

Tạp chí Multiplayer.it phê bình: “Alone in the Dark mang đến những ý tưởng không tồi, nhưng lại được thực hiện chưa đủ tốt.” 

DEAL OR NO DEAL 

  • Metacritic Score: 20/100
  • Người chơi đánh giá: 2.2/10

Deal or Deal là một tựa game giả lập lại chương trình truyền hình cực hot cùng tên, anh em sẽ có 26 cái vali trước mặt để chọn và nhiệm vụ của anh em là tìm cái vali có số tiền lớn nhất. Chương trình thực tế thì rất hay, nhưng việc biến nó thành game thì lại là một ý kiến tồi. Chả ai muốn bỏ tiền ra mua một con game chỉ để chọn vali cả, người ta muốn điều khiển, muốn xem cốt truyện nữa chứ. Chắc chắn là chả ai mua con game này đâu, đơn giản là nó dở ngay từ cái ý tưởng, nhưng chắc chắn nếu phải xếp hạng game dở thì Deal or No Deal luôn có một vị trí vững chắc. 

Tạp chí IGN phê bình: “No chán, nó vô nghĩa, nó nhiều lỗi và đồ họa nhìn thấy sợ luôn. Chưa hết, con game này còn có giá không rẻ, quá nhiều lý do để bỏ qua.”

INFESTATION: SURVIVOR STORIES (THE WAR Z)

  • Metacritic Score: 20/100
  • Người chơi đánh giá: 1.7/10

Đây là một tựa game có thể so sánh với con game World War Z mà có lẽ là quen thuộc với anh em hơn. Mặc dù là tựa game đã tốn rất nhiều thời gian để chạy alpha test rồi open beta các kiểu, nhưng đến khi chính thức phát hành thì vẫn dở như thường. Đồ họa lởm, âm thanh kỳ cục, lại còn hút máu nữa. Đúng 4 năm sau khi phát hành, tựa game bắn zombie online này cũng đóng cửa luôn, mà thậm chí đến lúc đóng cửa thì cũng chả ai quan tâm. 

Tạp chí PC Gamer phê bình: “Một sự thất vọng tràn trề, âm thành tệ nhất từ trước đến nay, và đạn thì phải bỏ tiền thật ra mua, thiệt luôn?” 

Vừa rồi là top 10 tựa game dở nhất từ trước đến nay do Metacritic tổng hợp đánh giá và chấm điểm, theo anh em thì list này nên có thêm con game nào? Hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng thảo luận nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên