Hàm IF là gì và cách dùng hàm IF trong Excel
Excel là một phần mềm hỗ trợ vô cùng hữu ích trong công việc hiện đại thông qua việc thực hiện các phép tính nhanh chóng. Hàm IF trong Excel nổi bật là một hàm thường được sử dụng nhiều. Bài viết sau đây, GearVN sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm IF trong Excel cũng như những cách phối hợp hàm IF.
Hàm IF trong Excel là gì?
Hàm IF là một hàm trong Excel là một tính năng hỗ trợ người dùng kiểm tra một điều kiện logic và trả về một giá trị nếu điều kiện đúng và một giá trị khi điều kiện sai. Với chức năng này, bạn có thể thực hiện các phép tính và xử lý các dữ liệu trên tiêu chí cụ thể.
>>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp các hàm trong Excel hữu ích cho dân văn phòng
Công thức hàm IF trong Excel
Cú pháp: =IF(logical_test, value_if_true, [value_if_false])
Trong đó:
logical_test: Giá trị thực hiện.
value_if_true: Điều kiện thỏa mãn.
value_if_false: Điều kiện không thỏa mãn.
Cách sử dụng hàm IF nhiều điều kiện
Với trường hợp cần xét nhiều điều kiện, bạn có thể sử dụng hàm IF nhiều điều kiện hay hàm IFS.
Cú pháp: =IFS(logical_test1, value_if_true1, [logical_test2, value_if_true2]…)
Trong đó:
logical_test1: Biểu thức điều kiện 1.
value_if_true1: Giá trị trả về nếu điều kiện 1 đúng.
logical_test2: Biểu thức điều kiện 2.
value_if_true2: Giá trị trả về nếu điều kiện 2 đúng.
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm IFS, bạn có thể đọc qua ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn về phép tính này. Giả sử, bạn có một danh sách học sinh ở cột A và số điểm tương ứng ở cột B. Bạn cần phân loại chúng theo điều kiện như sau:
Xuất sắc: Trên 249
Tốt: Từ 200 đến 249
Trung bình: Từ 150 đến 199
Yếu: Dưới 150
Và sau đây là công thức hàm IF nhiều điều kiện dựa theo yêu cầu trên, ta có: =IF(B2>249, "Xuất sắc", IF(B2>=200, "Tốt", IF(B2>150, "Trung bình", "Yếu"))).
Như vậy, nếu điều kiện IF(B2>249, "Xuất sắc") là đúng thì Excel sẽ trả kết quả Xuất sắc và không tiếp tục xét. Còn nếu điều kiện trên sai, hệ thống sẽ tự động xét tiếp IF(B2>=200, "Tốt"), kết quả thỏa mãn thì trả về kết quả Tốt và không thỏa mãn thì sẽ tiếp tục xét. Nếu điều kiện IF(B2>150, "Trung bình") vẫn không thỏa mãn thì kết quả trả về cuối cùng là Yếu.
Những cách dùng hàm IF trong Excel
Hướng dẫn lồng nhiều hàm IF
Lồng nhiều hàm IF có nghĩa là ghép nhiều hàm IF lại với nhau để tạo ra một công thức phức tạp hơn. Nhờ đó, chúng ta có thể kiểm tra nhiều điều kiện cùng lúc và đưa ra kết quả chính xác cho từng trường hợp.
Ví dụ, bạn là một kế toán của công ty và đang cần tính toán tiền phụ cấp theo từng chức vụ như hình sau:
Tại ô C2 bạn áp dụng công thức: =IF(B2="Nhân viên", 500000, IF(B2="Chuyên viên", 700000, 900000))
Với IF1: Nếu B2 là Nhân viên, hệ thống sẽ trả về kết quả 500000. Nếu B2 không phải nhân viên, hệ thống sẽ tiếp tục kiểm tra IF tiếp theo.
Với IF2: Nếu B2 là Chuyên viên, công thức sẽ tự động trả về 700000. Nếu không phải Chuyên viên, công thức sẽ trả về 900000 tức Trưởng phòng.
Sử dụng hàm IF AND
Hàm IF không chỉ có thể kết hợp với chính nó (lồng hàm IF) mà còn có thể kết hợp với rất nhiều hàm khác để tạo ra những công thức phức tạp hơn. Việc kết hợp các hàm này giúp chúng ta thực hiện được nhiều phép tính và so sánh hơn, từ đó giải quyết được nhiều bài toán phức tạp trong Excel. Ví dụ, sử dụng hàm IF kết hợp với hàm AND, chúng ta có thể kiểm tra nhiều điều kiện cùng lúc và đưa ra kết quả tương ứng. Như đề bài dưới đây, để có thể xếp loại cho học viên, bạn có thể lồng hàm IF với hàm khác.
Cú pháp: =IF(AND(C2>5,D2>5),"Đạt","Rớt")
Trong đó:
AND(C2>5,D2>5): Hàm này sẽ kiểm tra xem ô C2 và ô D2 có kết quả lớn hơn 5 hay không.
Nếu cả 2 ô đều lớn hơn 5, hệ thống sẽ trả kết quả Đạt. Nếu có 1 trong 2 ô nhỏ hơn 5, bạn sẽ nhận về kết quả Rớt.
Xem thêm: Cách dùng hàm Sumif trong Excel hiệu quả
Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm IF trong Excel và cách khắc phục
Lỗi hệ thống hiển thị kết quả bằng 0
Khi sử dụng hàm IF trong Excel, chúng ta cần điền đầy đủ cả 3 phần: điều kiện, giá trị trả về nếu đúng và giá trị trả về nếu sai. Nếu thiếu một trong hai giá trị trả về, Excel sẽ báo lỗi. Để khắc phục, bạn có thể:
Để trống giá trị trả về: Nếu bạn muốn ô hiển thị trống khi điều kiện không thỏa mãn, hãy để trống phần giá trị trả về bằng cách thêm hai dấu ngoặc kép ("") vào. Ví dụ: =IF(A1>5,"Đạt","").
Điền giá trị cụ thể: Nếu bạn muốn hiển thị một giá trị khác, hãy thay thế dấu ngoặc kép bằng giá trị đó. Ví dụ: =IF(A1>5,"Đạt","Không đạt").
Lỗi hệ thống hiển thị tại ô kết quả là #NAME?
Khi bạn gặp lỗi trong hàm IF, có thể là do bạn đã viết sai tên hàm hoặc các từ khóa trong công thức. Ví dụ, bạn có thể viết nhầm "IF" thành "UF" hoặc "OF". Để sửa lỗi này, hãy kiểm tra lại thật kỹ từng chữ cái trong công thức của bạn, đảm bảo chúng chính xác.
Ngoài ra, hãy chú ý đến các dấu ngoặc đơn, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các phần của công thức. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đóng mở ngoặc đúng cách, đặc biệt khi bạn sử dụng nhiều hàm IF lồng nhau.
Như vậy là bài viết trên, GearVN đã chia sẻ đến bạn những thông tin về hàm IF trong Excel cũng như hướng dẫn cách sử dụng hàm IF. Nếu bạn vẫn chưa thực hiện được thì hãy để lại bình luận để được giải đáp.
Gợi ý xem thêm: