Top 10 dòng game đang chết dần trong lòng game thủ

Top 10 dòng game đang chết dần trong lòng game thủ

 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Với việc series Resident Evil có một cú lội ngược dòng ngoạn mục với RE7 và RE2 Remake, hay mới đây hơn là RE3 Remake, có thể nói hiện đang có khá nhiều dòng game đang chờ đợi 1 tựa game thực sự hoành tráng, vực dậy cả một series và đem nó trở lại ánh hào quang như ngày nào. 

Với việc càng ngày có càng nhiều tựa game khác nhau ra đời, tranh giành sự chú ý của game thủ thì các dòng game “vang bóng một thời” đang dần trở nên tắt lịm luôn, không còn tìm được chỗ đứng trong làng game hiện nay nữa. Có những series sẩy chân một phát rồi “đi bán muối” luôn, hoặc cũng có series chết một cách từ từ, chết dần chết mòn từ ngày này qua tháng nọ. Sau đây là danh sách 10 dòng game đang rất cần một phép màu để có thể hồi sinh.

Tony Hawk’s

Hồi những năm 90 thì đây là một trong những dòng game thể thao đình đám nhất, trong đó Pro Skater 2 & 3 là hai trong số các tựa game được cho là hay nhất mọi thời đại. Rồi cho đến cuối những năm 2000, series Tony Hawk’s bắt đầu hụt hơi, tỏ ra thua thiệt so với dòng game Skate vì nó chân thực hơn hẳn. Tựa game Tony Hawk cuối cùng nhận được số điểm tích cực trên Metacritic là Project 8 ra mắt vào năm 2006. Sau đó thì series này có thêm 7 phiên bản kế nhiệm nữa nhưng chất lượng thì chỉ có từ tệ cho tới thảm hại mà thôi.

Việc series dám thay đổi là rất đáng hoan nghênh, nhưng thay đổi theo kiểu lao dốc không phanh như thế này thì thật đáng xấu hổ, chẳng thà giữ lại cơ chế và motif như các phiên bản trước còn thú vị hơn gấp bội lần. Và đòn chí mạng là khi Pro Skater 5 ra mắt vào năm 2015, nhiều trang báo đã thẳng tay đóng cho nó một con dấu “tựa game tệ nhất năm”. Tony Hawk’s từng là một cái tên sáng chói trong làng thể thao mạo hiểm, nhưng với chuỗi thất bại ê chề thì thương hiệu này cũng đã bị mất đi giá trị vốn có của nó. Vì vậy, Tony Hawk’s cần phải hoạch định mục tiêu rõ ràng, hiểu rõ giá trị của bản thân mình để ra mắt phần tiếp theo cho thật sự hoành-tá-tràng, lấy lại lòng tin từ game thủ, còn không thì bye-bye luôn là vừa rồi đó.

WWE

Tựa game cuối cùng thuộc series này mà có bổ sung được tính năng hữu ích là WWE SmackDown vs. Raw 2009, cụ thể là nó cho phép người chơi tự tạo chiêu đo ván của riêng mình (create-a-finisher) và chất lượng đồ họa cũng được cải thiện đáng kể. Kể từ lúc đó thì những phần sau đều khá chán, nếu không muốn nói là nó rất buồn ngủ vì có cơ chế gameplay cồng kềnh. Ngày trước game thủ được tư do sáng tạo bao nhiêu thì bây giờ lại bị gò bó bấy nhiêu. Càng ngày tiết tấu game càng trở nên chậm rãi và cũng rất là buồn chán, đã vậy nó còn tập trung vào yếu tố cân nặng (vật lý) và animation thì dài lê thê, không biết để làm chi nữa. Có vẻ như nhà phát triển đã quên rằng chính nhịp độ sôi động, tiết tấu nhanh của trận đấu chính là thứ đã khiến game thủ tìm đến và gắn bó với series này.

WWE 2K21 İptal Edildi! - Turuncu Levye

Và cuối cùng đến phần gần đây nhất là WWE 2K20 thì mọi thứ đã đâm sầm xuống mặt đất: đồ họa thì xấu ma chê quỷ hờn, game thì dính lỗi từa lưa, nói chung là dẹp qua một bên chơi game khác cho lành. Là một dòng game chết dần chết mòn theo năm tháng, WWE cần phải tìm lại “nguồn cội” của mình để thấy được giá trị cốt lõi, rồi đem nó bỏ vào phiên bản game mới nhất của mình; có như vậy thì mới may ra vực dậy được. Năm 2020 sẽ không có phần WWE mới, đây có thể là một tin tốt lành, cho thấy nhà phát triển đang dành thời gian để chăm chút cho phần kế tiếp.

Call Of Duty

Khi mà một phiên bản remaster của tựa game ra mắt 10 năm về trước còn “hot” hơn tựa game mới ra mắt thì bạn biết series này có vấn đề rồi đó. Call of Duty từng thống lĩnh trong mảng game FPS với tựa game Call of Duty 4: Modern Warfare, khiến vô vàn những tựa game bắn súng nhái theo phong cách này với hi vọng cũng gặt hái được thành công giống vậy. Series này là một trong những cái tên tiên phong trong việc áp dụng những ý tưởng gameplay mới lạ và nâng tầm chế độ đấu mạng (multiplayer), nhưng hiện tại thì nó đang có dấu hiệu hụt hơi soi với ngày trước.

Thay vì tạo ra xu hướng thì nó lại chạy theo xu hướng một cách mù quáng đến chán chường. Năm 2013 có một loạt game mang phong cách khoa học viễn tưởng với các công nghệ vừa xịn vừa ngầu đến từ tương lai, đã thế nhân vật còn có khả năng bay nhảy như chim trời nữa chứ. Thế là Call of Duty: Advanced Warfare cũng được “tích hợp” bộ giáp bay nhảy y như mấy con khỉ trong rạp xiếc luôn. Đến đợt thể loại battle royale nổi lên với Fortnite và PUBG thì Call of Duty: Black Ops 4 cũng lật đật bổ sung chế độ này, quảng bá nó thật rầm rộ, và gạch tên phần chơi chiến dịch ra khỏi game luôn dù đây có là một phần hồn của dòng Call of Duty từ bao đời nay đi chăng nữa. Đã vậy Black Ops 4 còn bổ sung cơ chế mua vật phẩm (microtransaction) khiến rất nhiều game thủ phẫn nộ vì bị “hút máu” trắng trợn.

Hai phần WW2 và Modern Warfare (2019) đến rồi đi, không để lại ấn tượng gì quá sâu đậm trong tâm trí game thủ và cũng không bổ sung nhiều điều mới mẻ cho lắm. Call of Duty vẫn có lượng người chơi đông đảo, nhưng nó không còn được “chất” như ngày trước và cũng không được nhiều người xem trọng. Nếu muốn lấy lại những gì đã mất thì series này cần phải làm tốt hơn nữa trong phần tiếp theo.

Metal Gear

Metal Gear vừa là một dòng game vô cùng phổ biến, vừa là dòng game kén người chơi, nghe mâu thuẫn anh em nhỉ? Nó kết hợp giữa yếu tố hành động lén lút và cốt truyện vô cùng phức tạp và rất “deep”, vì thế nên làng game cũng không có nhiều sản phẩm giống như vầy. Series này không hấp tấp trong việc ra phần mới, và quỹ thời gian này đã được tận dụng triệt để nhằm tạo ra những phiên bản Metal Gear vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn, mọi thứ có vẻ như ổn thỏa rồi đó. Nhưng đời không như là mơ. Với phiên bản Ground Zeroes, nó cho thấy FOX engine có sức mạnh ấn tượng đến mức nào và gameplay cũng được tinh chỉnh lại nhằm tạo trải nghiệm tốt hơn rõ rệt so với các phiên bản trước. Tuy nhiên, cơ bản mà nói thì đây chỉ như là một bản “demo” hoành tráng không hơn không kém và cũng chẳng để lại điều gì trong tâm trí game thủ cả.

Và sau đó là The Phantom Pain ra mắt, giành được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình nhưng rõ ràng là nó vẫn chưa được chỉn chu 100% vì lục đục giữa Hideo Kojima – cha đẻ series này – và hãng Konami. Kojima sau đó tách ra để làm game Death Stranding, còn Konami thì tiếp tục ra mắt thêm bản spin-off Metal Gear Survive và với phần này, họ đã tự đào hố chôn mình và chôn cả series này luôn. Từ một dòng game chuyên hành động lén lút bỗng dưng chuyển sang thể loại… bắn zombie, tất nhiên là không ổn một chút nào.

Nhiều nguồn tin cho rằng Kojima vẫn còn dính líu đến series Metal Gear, nhưng sau sự kiện Metal Gear Survive thì chúng ta có thể thấy rằng nếu phần tiếp theo mà không có bàn tay đại tài của ông nhúng vào thì khả năng rất cao nó sẽ trở thành bom xịt, trừ khi Konami tìm được Kojima thứ 2 thì không nói làm chi nữa.

Halo

Halo từng là một cây cổ thụ trong làng game, cứ mỗi khi phần Halo mới ra mắt là cộng đồng game thủ lại một phen “chấn động”. Trước ngày ra mắt một tuần thì hầu hết game thủ và báo chí đều tập trung nói về tựa game Halo sắp ra mắt. Ba phần đầu tiên là ba tuyệt tác, phần sau hay hơn phần trước gấp nhiều lần với nội dung vô cùng phong phú, game thủ bỏ ra 1 đồng nhưng nhận lại được tới 10 lận. Rồi đến lúc Bungie giã biệt series này với bom tấn Halo: Reach, trao dây cương lại cho 343 Industries, và đây cũng là lúc series bắt đầu nguội dần.

Halo 4 có thể xem như là một màn “chào sân” an toàn, giúp fan có cảm giác thân thuộc nhưng ngặt cái là nó không bổ sung hay mang đến cải thiện gì quá nhiều cho series này cả. Sau đó đến Halo 5 lại tiếp tục thất bại trong việc bổ sung yếu tố mới, đã vậy khâu marketing còn “lừa tình” game thủ về mối hiềm khích “không đội trời chung” giữa Master Chief và Spartan Locke, khiến fan tức trào máu họng. Kể từ lúc đó thì dòng game này bị mất đà, không ra mắt thêm phần mới nào cả và cho đến tháng 6/2018 (khi Microsoft hé lộ thông tin về phần tiếp theo) thì game thủ cũng chả mấy ai mảy may quan tâm về chuyện này. Hi vọng rằng Halo: Infinite sẽ là một tựa game xứng đáng với kì vọng của fan Halo nói riêng và của cộng đồng game thủ FPS nói chung, giúp Master Chief giành lại ngôi vị của mình.

Sonic The Hedgehog

Dòng game Sonic cũng từng rất đình đám một thời, nhưng qua từng năm thì có vẻ như chú nhím xanh của chúng ta không còn giữ vững được phong độ như xưa nữa rồi. SEGA cứ muốn đè đầu Sonic ra để thử nghiệm những thứ mới mẻ, cố gắng tìm một cái gì đó hay ho, thay vì chỉ đơn thuần là cứ để Sonic xuất hiện trong những tựa game đi cảnh 2D như những ngày trước. Thay vì cho Sonic được làm chính mình, nó lại bị bắt ép làm những thứ khác, chẳng hạn như là sử dụng ván hoverboard trong Sonic Free Riders.

Có thể kể đến những thảm họa như Sonic the Hedgehog (2006) là một trong những tựa game tệ nhất của thế hệ console Xbox 360 và PS3, The Lost World thì lại cho Sonic bay vào một không gian 3D, còn Sonic Boom thì thôi tốt nhất là không nên nhắc đến là chi cho thêm sầu. Phải chi được như Sonic Generations với thể loại đi cảnh 2D truyền thống, và sau đó là Sonic Mania được phát triển bởi fan theo phong cách 16-bit hoài cổ thì hay biết mấy. Điều này cho thấy game thủ chỉ thích điều khiển Sonic “bứt tốc”, vượt qua các chướng ngại vật để ngăn chặn mưu đồ xấu xa của Eggman mà thôi, chứ không phải là cứ bỏ chú nhím xanh này vào một thế giới rộng lớn là game thủ sẽ thích đâu. Tất cả những gì Sonic cần là một tựa game bám sát theo thể loại đi cảnh 2D để lấy lại cảm tình từ game thủ.

Far Cry

Series Far Cry đã “lên đỉnh” với phần 3, khiến game thủ và giới phê bình khen ngợi không ngớt lời, và thậm chí những game Ubisoft ra mắt sau đó cũng vay mượn một số yếu tố từ phần này. Nhưng sau đó đến phần 4 thì cơ bản mà nói đây là Far Cry 3 với “skin” mới, và nhân vật phản diện cũng chả ấn tượng như Vaas trong phần 3. Rồi đến bản Primal thì tiếp tục “copy” bản đồ của phần 4 rồi “paste” qua, thay đổi chủ đề thành người nguyên thủy là xong. Far Cry 5 thì ấn tượng hơn một chút nhờ có có cốt truyện thú vị, nhưng nhìn chung thì gameplay cũng không quá đặc sắc. Công thức trứ danh của những tựa game thế giới mở của Ubisoft vẫn hiện diện: có nhiều vật dụng để thu thập, căn cứ địch để chiếm đóng, nhiệm vụ phụ để làm, nhưng gameplay thì vẫn “u như kỹ”.

Fan còn nhận thấy rằng game thiếu rất nhiều yếu tố từng xuất hiện trong Far Cry 2 (2008), và rồi Far Cry 5 cũng đến rồi đi như một cơn gió. Lịch sử lại tiếp diễn với phần mới nhất là New Dawn, cứ như thể là bản sao của phần 5 mà không có bổ sung gì thực sự nổi bật hay thu hút cả. Vì thế, phần tiếp theo của series này cần phải mang tính đột phá, bổ sung những yếu tố mới mẻ thực sự đáng giá chứ không nên lặp lại điệp khúc “copy & paste” như những phần vừa rồi nữa.

Mass Effect

Mass Effect là một trong những series game nhập vai sci-fi hay nhất mọi thời đại, và ngay từ phần 1 là ta đã có thể “đánh hơi” được điều này rồi. Vũ trụ trong Mass Effect vô cùng đa dạng và phong phú, cốt truyện thì hoành tráng, và gameplay thì tươi mới, lôi cuốn; cứ ra phần nào là phần đó có tên trong danh sách được đề cử giải Game of The Year. Cho đến khi phần 3 ra mắt thì phải hứng chịu rất nhiều ý kiến trái chiều vì cốt truyện có nhiều lỗ hổng và phần kết chỉ cho game thủ có 3 quyền lựa chọn, tát thẳng vào mặt những ai đã giành cả chục giờ chơi cày cuốc game này. Thậm chí, Mass Effect 3 còn bị cho là “hứa lèo” và bị kiện vì quảng cáo sai sự thật, kết quả là Commander Shepard có một màn “hạ cánh” khá là cồng kềnh.

Tưởng chừng như mọi thứ đã chạm đáy nhưng 5 năm sau BioWare tiếp tục ra mắt phần Andromeda, và phải nói nó gần như là một thảm họa. Gameplay được đầu tư rất tốt, nhưng thế giới trong game thiếu chiều sâu, nhân vật không có một chút tính cách nào cả và bản thân game thì lại bị dính vô số lỗi (bug). Andromeda vừa đáp xuống đã bị gãy giò liền, đến nỗi game bị lấy ra để chế ảnh meme một thời gian dài sau đó. Hệ quả là series này bị hoãn vô thời hạn. BioWare có công bố phần Mass Effect tiếp theo sẽ ra mắt sau Dragon Age 4, hi vọng rằng lần này họ sẽ không bị lầm đường lạc lối nữa.

Dead Rising

Dead Rising 1 và 2 đã biến giấc mơ làm anh hùng giết zombie của game thủ thành sự thật. Nôm na thì đây là phiên bản game của Dawn of the Dead và bất kì thứ gì trên đường cũng có thể lấy làm vũ khí để chiến đấu chống lại zombie, và đặc biệt là game thủ có thể thoải mái làm điều mình thích trong game. Đến Dead Rising 3 thì nó vẫn là một tựa game hay nhưng nó lại không gây ấn tượng mạnh như 2 phần đầu, và vì thế nên game thủ cũng mau quên sự tồn tại của game này luôn. Phiên bản mới nhất là Dead Rising 4, và nó đã đạp đổ hết những gì làm nên tên tuổi của Dead Rising. Việc loại bỏ đồng hồ đếm ngược (timer) đã khiến game mất đi yếu tố kịch tính, còn gameplay thì buff người chơi lên tới nóc, khiến việc giết zombie trở nên nhàm chán, chẳng có tí thử thách gì cả.

Ngoài ra thì nhân vật chính Frank West cũng mất đi những tính cách mà game thủ từng yêu thích, tất cả chỉ là để thu hút lượng game thủ nhiều nhất có thể. Kết quả là doanh số rất ảm đạm cho một dòng game giết zombie đình đám. Để lội ngược dòng thì có lẽ series này cần phải thuê một người có niềm đam mê mãnh liệt với 2 phần đầu tiên để phát triển phần tiếp theo, chứ không là có khi “bay màu” cả series chứ chẳng chơi.

Silent Hill

Phải nói series Silent Hill khá là lận đận. Sau khi ra mắt 3 bom tấn thì đến Silent Hill 4, cộng đồng fan lại bị chia rẽ vì game có lối chơi không giống với những phần trước và doanh thu cũng không mấy khả quan. Silent Hill: Homecoming thì mất chất cho mang màu sắc Tây phương, còn phiên bản mới nhất Downpour thì nó chẳng đủ hoàn chỉnh để gọi là một tựa game là đằng khác. Bất ngờ thay, series này như chợt bừng sức sống với dự án tiếp theo được “chắp cánh” bởi 2 huyền thoại là Hideo Kojima và Guillermo Del Toro. Mọi người ai nấy cũng vui mừng hớn hở, và rồi Konami dội hẳn một xô nước lạnh vào mặt, thông báo hủy dự án này và sẽ phát triển series theo một hướng khác.

Kể từ lúc đó thì fan đã đợi chờ mòn mỏi, ngót nghét cũng đã 8 năm trôi qua rồi nhưng Konami vẫn kiên quyết cho biết series Silient Hill vẫn còn sống nhăn răng. Hiện tại thì dòng game này đang xuất hiện trong các máy đánh bạc pachinko, một kết thúc đáng buồn cho dòng game kinh dị đình đám một thời. Nếu muốn thay đổi cục diện thì Silient Hill nhất định phải ra mắt một tựa game thật sự hoành tráng mới may ra tìm lại được ánh hào quang ngày nào.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Credit ảnh cover: Lap Pun Cheung
Nguồn: What Culture


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN360