Keyboard - Bàn phím máy tính
Thế giới gaming của chúng ta đã có rất nhiều các loại bàn phím khác nhau nhưng nổi bật là bàn phím thường và bàn phím cơ. Vậy bạn đã biết lựa chọn bàn phím như thế nào để phù hợp cho công việc, học tập và chơi game của mình chưa? Hãy cùng GEARVN tìm hiểu qua về thế giới bàn phím máy tính để hiểu hơn bạn nhé!
Bàn phím máy tính là gì?
Bàn phím máy tính được xem là một thiết bị ngoại vi hỗ trợ con người trao đổi thông tin trực tiếp với máy tính. Bàn phím được xem là một thiết bị đầu vào mày tính dùng để nhập dữ liệu và điều khiển máy tính.
Tiền thân của bàn phím là máy đánh chữ, nhờ sự kế thừa cách bố trí nhưng bàn phím được sử dụng các công tắc điện tử để thay thế ký hiện in trên giấy.
Nguyên lý hoạt động
Bàn phím máy tính hoạt động thông qua các chip xử lý bàn phím, thường xuyên kiểm tra trạng thái của ma trận quét để xác định trạng thái mở hay đóng của công tắc tại các tọa độ X, Y. Các tọa độ này sau đó ghi một mã tương ứng vào bộ nhớ đệm trong bàn phím. Mã này sau đó được truyền tiếp tới mạch ghép với bàn phím trên PC gaming hoặc Laptop.
Mỗi phím nhấn sẽ được gắn với một mã quét có độ dài là 1 byte. Khi một phím được nhấn, bàn phím sẽ phát ra một mã tương ứng với mã quét, giúp truyền thông tin tới mạch ghép nối của bàn phím.
Chức năng các nút trên bàn phím máy tính
Bàn phím được bao gồm một tập hợp các phím và mỗi phím đại diện cho một ký tự, số hoặc chữ năng cụ thể riêng biệt.
Bàn phím thường có bố cục gôm các ký tự chữ cái, số, ký tự đặc biệt và cả các phím chức năng.
Phím ký tự, dấu, số
Các phím này được xem là các phím cơ bản nhất cho việc nhập liệu. Và các phím này hỗ trợ cho người dùng viết dấu tiếng việt.
Phím ký tự: Bộ phím này dùng để nhập các ký tự có ký hiệu trên bàn phím.
Phím dấu: Dùng để nhập các dấu được ký hiệu trên bàn phím và để nhập được các dấu trên bạn cần có sự hỗ trợ của nút Shift.
Nếu muốn viết được dấu tiếng việt bạn có thể sử dụng bộ gõ Telex hoặc VNI. Nếu bạn sử dụng bộ gõ VNI bạn có thể viết dấu bằng các số phía trên. Còn dùng Telex, bạn sẽ dùng s,x,f,r,j để tạo ra dấu tiếng Việt.
Phím số: Dùng để nhập các ký tự số hiển thị trên phím.
Phím chức năng
Từ phím F1 - F12 đây sẽ là các phím dùng để thực hiện 1 công việc cụ thể được quy định tuỳ theo từng chương trình riêng biệt.
Phím đặc biệt
Phím Esc (Escape): Huỷ bỏ một hoặc động đang thực hiện hoặc thoát khỏi ứng dụng đang hoạt động.
Phím Tab: Di chuyển dấu nháy đơn, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng hơn, chuyển sang một cột hoặc Tab mới.
Phím Caps Lock: Bật/tắt chế độ gõ chữ viết hoa (đèn Caps Lock sẽ bật hoặc tắt tương ứng theo chế độ)
Phím Enter: Phím dùng để tạo ra lệnh thực hiện, thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình được chọn.
Phím Space: Dùng để tạo khoảng cách cho các ký tự, mỗi khoảng cách được xem là một ký tự hoặc, gọi là một ký tự trắng hay trống. Trong một vài trường hợp phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn.
Phím Backspace: Ngược với phím space, phím backspace xoá đi khoảng cách được tạo ra hoặc xoá đi ký tự bên trái (nếu có).
Phím Windows: Mở menu Start của hệ điều hành Windows và được dùng kèm với các phím khác để thực hiện một chức năng nào đó.
Các phím Ctrl (Điều khiển) , Alt (Thay thế), Shift: được xem là các phím tổ hợp và hoạt động khi được nhấn cùng với các phím khác. Và đối với mỗi chương trình sẽ có một quy tắc riêng cho các phím này.
Riêng với phím Shift, khi bạn giữ Shift và bấm thêm một ký tự nữa, ký tự đó sẽ được viết hoa mà không cần bật Caps Lock. Bên cạnh đó là viết được ký tự bên trên đối với các hàng phím có 2 ký tự.
Phím điều khiển màn hình:
Prt Scn (Màn hình in): Chụp ảnh màn hình của màn hình hiện đang được hiển thị và lưu vào bộ nhớ đêm Clipboard. Sau đó bạn có thể Paste (Dán) ảnh đó vào ứng dụng nào hỗ trợ hình ảnh hoặc các bộ xử lý đồ hoạ (Paint, Photoshop…)
Scroll Lock (ScrLk): Bật hoặc tắt chức năng cuộn hoặc dừng chương trình. Tuy nhiên giờ đây nhiều ứng dụng đã không còn tuân theo lênh phím này nữa.
Pause (Tạm dừng): Chức năng dừng các chức năng/ ứng dụng đang hoạt động.
Phím điều khiển trang
Insert (Chèn): Bật/ tắt chức năng thay thế trong các ứng dụng xử lý văn bản.
Delete (Del): Xoá đối tượng đã chọn hoặc xoá các ký tự bên phải dấu nháy trong các chương trình soạn thảo văn bản.
Home: Di chuyển dấu nháy đến đầu dòng trong chương trình soạn thảo văn bản.
End: Di chuyển dấu nháy đến cuối dòng trong chương trình soạn thảo văn bản.
Page up: (Pg Up): Di chuyển màn hình lên trước một trang, nếu có nhiều trang trong chương trình soạn thảo văn bản.
Page down (Pg Dn): Di chuyển màn hình xuống một trang, nếu có nhiều trang trong chương trình soạn thảo văn bản.
Phím mũi tên:
Chức năng chính là dùng để di chuyển dấu nháy theo hướng mũi tên trong các chương trình soạn thảo văn bản hoặc điều khiển di chuyển trong các trò chơi.
Cụm phím số:
Num Lock: Bật hoặc tắt các phím số, đèn của phím Num Lock cũng sẽ được bật hoặc tắt tuỳ theo trạng thái của phím. Khi tắt các phím số sẽ có tắt dụng theo ký hiệu bên dưới.
Các phím số và phép tính hoạt động như một chiếc máy tính cầm tay bỏ túi. Dấu chia sẽ là phím /, dấu nhân là * và dấu bằng (kết quả) là phím Enter.
Các đèn báo:
Các đèn báo tương ứng với trạng thái bật/ tắt của các phím Num Lock, Caps Lock, Scroll Lock.
Các dấu chấm nổi:
Trên bàn phím có dấu gạch nổi trên phím J và F. Việc này giúp người dùng xác định nhanh được vị trí của hai ngón trỏ khi dùng phím bằng 10 ngón.
Ngoài ra, trên bàn phím số, tại số 5 cũng có điểm nổi, giúp người dùng định vị được ngón giữa khi thao tác.
Các loại bàn phím hiện nay
Trên thị trường hiện tại có vô số hãng sản xuất bàn phím như Akko, Logitech, Rapoo, Dare - U phù hợp cho từng mục đích cá nhân từ làm việc đến chơi game. Và sau đây là 4 kiểu bàn phím hiện đang có mặt trên thị trường.
Bàn phím cơ
Đây là loại bàn phím được anh em game thủ tin dùng nhất vì đây là loại bàn phím sử dụng switch - nút bấm dưới dạng khối cứng bên dưới bề mặt mỗi phím nhằm hỗ trợ tăng độ bền cho các phím.
Bàn phím cơ có lực ấn nhẹ và độ nhạy khá cao, bên cạnh đó phím cũng sẽ phát ra âm thanh hoặc không vì có một ngưỡng giữa các phím thông báo cho người dùng rằng phím đã được nhận hay chưa.
Bàn phím cao su
Bàn phím cao su được chia làm hai loại chính: bàn phím thông thường như Misumi và bàn phím Chiclet - phím phổ biến trên hầu hết các máy tính xách tay và bàn phím không dây.
Các bàn phím kiểu như Misumi không có chức năng gì nổi bật ngoài trừ giá thành thấp. Nhưng bàn phím Chiclet có thiết kế phẳng, nhỏ gọn và độ bền cao hơn, phù hợp cho các thiết bị di động.
Bàn phím giả cơ
Bàn phím giả cơ hay còn được gọi là bàn phím bán cơ, loại này có cấu trúc khá giống bàn phím cơ nhưng lại không có mạch chip riêng.
Bàn phím giả cơ có mạch được thiết kế như bàn phím nhựa thông thường nhưng vấn giúp người dùng gõ phím nhanh chóng.
Bàn phím ảo
Bàn phím ảo là một ứng dụng cho phép người dùng nhập liệu các ký tự mà không cần sử dụng các phím vật lý. Người dùng tương tác chủ yếu với bàn phím ảo thông qua giao diện màn hình cảm ứng, nhưng cũng có thể có các hình thức tương tác khác trong môi trường thực tế ảo.
Các lưu ý khi mua bàn phím?
Nhu cầu, kinh phí
Chắc chắn, chi phí là một yếu tố quan trọng mà hầu hết mọi người đều quan tâm khi quyết định mua sản phẩm. Giống như nhiều sản phẩm khác, bàn phím cơ cũng có sẵn với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về sản phẩm là quan trọng vì thiếu thông tin về sản phẩm sẽ khiến cho bạn phải chi trả một số tiền lớn hơn giá trị thực tế của sản phẩm.
GEARVN khuyên bạn nên thực hiện việc tham khảo và so sánh giá trước khi đưa ra quyết định mua. Đồng thời, cũng quan trọng là cân nhắc giữa chi phí và chất lượng, bởi vì có một nguyên tắc hữu ích: "tiền nào của nấy".
Kích thước bàn phím
Hiện tại các kiểu bàn phím đã cho ra đời khá nhiều kiểu dáng khác nhau từ fullsize đến 95%, 80%, 75%, 60%. Bạn có thể cân nhắc theo hoạt động cá nhân và lựa chọn chiếc bàn phím phù hợp cho bản thân mình nhất.
Bàn phím có dây và bàn phím không dây
Hiện nay, có hai kiểu giao thức kết nối phổ biến được nhiều người sử dụng, đó là kết nối có dây và không dây (như kết nối Bluetooth). Tuy nhiên, mỗi giao thức mang đến những ưu và nhược điểm riêng.
Nếu bạn ưa thích sự gọn gàng và tiện lợi, bàn phím không dây có lẽ là sự lựa chọn tốt cho bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức độ tiếp nhận và xử lý của bàn phím có thể bị trễ so với bàn phím có dây. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những game thủ, nơi sự chính xác và tốc độ phản hồi nhanh chóng là quan trọng. Ngoài ra, bàn phím không dây có thể yêu cầu pin hoặc sạc thường xuyên.
Đối với những người ưa chuộng sự chính xác, tốc độ phản hồi nhanh chóng và giá thành phải chăng, việc sử dụng bàn phím có dây có thể là lựa chọn hợp lý. Bàn phím có dây không đòi hỏi nguồn điện bổ sung và thường mang lại trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy, đặc biệt là trong các tình huống đòi hỏi sự chính xác cao.
Switch bàn phím
Khi nói về bàn phím, không thể không nhắc đến switch, vì đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm nhấn, gõ trong quá trình sử dụng. Việc chọn bàn phím có tiếng click hay không là một quyết định quan trọng, và bạn có thể tham khảo để lựa chọn bàn phím phù hợp với sở thích và môi trường làm việc của mình.
Switch là các công tắc cơ học hoặc cảm ứng dùng để ghi nhận sự nhấn của người dùng. Các loại switch khác nhau có thể mang lại trải nghiệm nhấn khác nhau. Hãy lựa chọn một bộ switch cho bạn cảm giác tuyệt vời khi nhấn nhé!
Chất liệu bàn phím, keycaps
Về chất liệu, bàn phím chơi game ngày càng chú trọng sử dụng các vật liệu chắc chắn và bền bỉ như PBT, ABS, nhôm, đồng, và nhiều hợp chất khác. Điều này nhằm tăng cường độ bền và chất lượng tổng thể của sản phẩm. Các thương hiệu sản xuất bàn phím cũng liên tục đưa ra thị trường những mẫu keycaps mới, với nhiều chi tiết, hình ảnh, và màu sắc bắt mắt. Điều này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn tạo ra sự độc đáo và cá nhân hóa cho trải nghiệm gõ phím của người chơi.
Tạm kết
Để tăng cường hiệu suất làm việc, học tập cũng như trải nghiệm chơi game, việc sở hữu một chiếc bàn phím chất lượng là không nên bỏ qua. Để lựa chọn được một chiếc bàn phím giá rẻ và đúng ý, anh em có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm tại các Showroom của GEARVN trên toàn quốc.
GEARVN là một đơn vị đáng tin cậy được nhiều người dùng lựa chọn để sở hữu những sản phẩm Gaming Gear chính hãng. Chúng tôi không chỉ luôn tìm kiếm những nhà phân phối uy tín hàng đầu trên thị trường, mà còn cam kết với chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và cung cấp chính sách bảo hành chính hãng. Giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm trong thời gian dài. Hãy ghé thăm GEARVN để trải nghiệm sản phẩm và được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.