Fan khóc ròng vì Windows 11 yêu cầu cấu hình phải có TPM, tuy nhiên bạn có thể bật tính năng này thông qua BIOS

Fan khóc ròng vì Windows 11 yêu cầu cấu hình phải có TPM, tuy nhiên bạn có thể bật tính năng này thông qua BIOS

 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

37.990.000₫
26.490.000₫ -30%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R60F

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R60F

25.990.000₫
24.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming MSI Thin 15 B13UC 2044VN

Laptop gaming MSI Thin 15 B13UC 2044VN

22.990.000₫
19.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 2
 Laptop gaming Acer Nitro 5 Tiger AN515 58 5935

Laptop gaming Acer Nitro 5 Tiger AN515 58 5935

26.990.000₫
22.990.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 10
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IRX9 83DV00D5VN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IRX9 83DV00D5VN

29.890.000₫
29.490.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming MSI Thin 15 B12UC 1416VN

Laptop gaming MSI Thin 15 B12UC 1416VN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.990.000₫
23.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0230TX 9Q981PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0230TX 9Q981PA

34.190.000₫
25.990.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0226TX 9Q977PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0226TX 9Q977PA

29.990.000₫
28.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
30.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
28.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Mục lục

Windows 11 yêu cầu cấu hình có TPM? Đừng quá lo lắng vì bạn có thể kích hoạt nó thông qua BIOS.

Dành cho những bạn nào chưa biết thì Windows 11 đã chính thức ra mắt vào tối ngày 24/6 vừa qua. Dù vậy, fan hâm mộ lại chưa kịp vui mừng được bao lâu thì nghe tin cấu hình yêu cầu để cài đặt được Windows 11 chính là phải có TPM (viết tắt của Trusted Platform Modules). Đây là một vi mạch hoặc chip được cài sẵn trên máy tính bàn hoặc laptop có chức năng lưu trữ các khóa mã hóa và mật khẩu để đảm bảo mức độ an ninh (cơ bản) cho bộ PC của bạn. 

Như mình đã nói ở trên, TPM thường được tìm thấy trong hầu hết các laptop hiện đại ngày nay và trong các hệ thống máy dành cho doanh nghiệp. Nhưng đối với các máy tính để bàn tự lắp ráp từ các linh kiện riêng lẻ và máy tính DIY thì lại không được phổ biến cho lắm, và nếu có đi chăng nữa thì TPM cũng sẽ mặc định bị tắt đi. Cũng chính vì điều này đã khiến cho nhiều người dùng hoang mang về việc liệu máy tính của mình có hỗ trợ TPM để thỏa mãn yêu cầu của Windows 11 hay không.

Theo như trang Tom’s Hardware cho biết thì họ đã liên hệ với Microsoft về vấn đề này nhưng vẫn chưa nhận được lời hồi âm. Họ cũng đã thử cho chạy thử bài kiểm tra Microsoft’s PC Health Checker của Microsoft để xem liệu máy tính của họ có cài được Windows 11 hay không. Câu trả lời là không dù cấu hình máy của họ đã vượt qua mức yêu cầu tối thiểu của Windows 11. 

Tom’s Hardware cũng thừa nhận rằng máy tính của họ không có vi mạch hay chip TPM. Tuy nhiên, họ đã tìm ra được một cách lách luật. Cụ thể thì khi đang mò mẫm trong UEFI, ho đã tìm thấy một Setting có thể kích hoạt được Firmware TPM (hay còn gọi là fTPM hoặc PTT – Platform Trust Technology). Bo mạch chủ mà Tom’s Hardware dùng là Asus X370 Prime Pro, và tính năng kích hoạt TPM được tìm thấy trong mục Advanced > AMD fTPM. Đây là nơi họ chuyển từ Settings Discrete TPM sang thành kích hoạt Firmware TPM. 

Sau khi kích hoạt hoàn tất, họ khởi động lại máy rồi cho chạy thử PC Health Checker thì phần mềm này lại thông báo rằng máy tính đã có thể cài đặt được Windows 11, điều mà mới lúc trước còn tưởng là không làm được. Chính vì thế, nếu như bạn không có phần cứng hay chip TPM, hãy thử kiểm tra trong BIOS xem có tính năng nào dùng để kích hoạt fTPM hay không. 

Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý đó là trong tài liệu của Microsoft vào năm 2018 có ghi chú rằng TPM 2.0 không được hỗ trợ cho các chế độ Legacy và CSM của BIOS. Những thiết bị có hỗ trợ TPM phải có chế độ BIOS được định dạng ở chế độ Native UEFI. Còn các chế độ Legacy và CSM (Compatibility Support Module) phải được vô hiệu hóa, và để tăng lớp bảo mật, hãy bật tính năng Secure Boot.

Tom’s Hardware cũng lưu ý rằng họ cũng gặp một vài trường hợp làm theo cách này nhưng không thành công, và họ cũng chưa rõ nguyên nhân là do đâu. Nếu máy tính của bạn có các linh kiện cũ không thể chạy được UEFI và CSM thì cách này cũng không hoạt động được. Bạn cũng cần phải kiểm tra xem là ổ cứng Boot Drive của bạn có đang ở định dạng GPT (GUID Partition Table) thay vì định dạng MBR (Master Boot Record) hay chưa. 

Tóm tắt:

  • Microsoft yêu cầu cấu hình để cài đặt Windows 11 là phải có TPM 2.0
  • TPM là vi mạch hoặc chip có chức năng lưu trữ các khóa mã hóa và mật khẩu để đảm bảo an toàn cho PC
  • Tom’s Hardware có chạy thử PC Health Checker của Microsoft thì được báo là máy không cài được Windows 11 dù cấu hình vượt mức tối thiểu
  • Tuy nhiên, sau khi kích hoạt tính năng Firmware TPM trong BIOS thì PC Health Checker lại báo đã đủ điều kiện để nâng cấp lên Windows 11
  • Tom’s Hardware thừa nhận PC của họ không có vi mạch hay chip TPM
  • Tom’s Hardware lưu ý có một vài trường hợp làm theo nhưng không thành công, và họ cũng chưa rõ nguyên nhân do đâu

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: tomshardware

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên