Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lưu ảnh trên màn hình và cách hạn chế
Nếu bạn thấy cái màn hình nào bị hằn một hình ảnh lên đó thì nó đang bị lưu ảnh đấy.
Lưu ảnh (burn-in) trên màn hình là hiện tượng màn hình hiển thị một nội dung trong thời gian dài xong rồi bị “in hình” lên luôn. Hiện tượng này rất dễ bắt gặp trên những chiếc màn hình quảng cáo hoặc màn hình ở bến xe, sân bay.
Nguyên nhân của hiện tượng lưu ảnh
Nguyên nhân là do các điểm ảnh sẽ bị ảnh hưởng và biến màu tạm thời (hoặc vĩnh viễn) tùy theo thời gian và cường độ hoạt động. Khi chỗ nào đó trên màn hình hiển thị ảnh tĩnh quá lâu, các điểm ảnh sẽ biến màu theo thời gian với tốc độ khác so với phần còn lại của màn hình. Dần dần bạn có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường luôn, và đó là lúc mà một chiếc màn hình bị dính tình trạng lưu ảnh.
Màn hình OLED dễ dính lưu ảnh hơn màn hình LCD
Mỗi một điểm ảnh trên màn hình đều được cấu tạo từ 3 điểm màu tự phát sáng, bao gồm đỏ, xanh lá và xanh dương. Trong đó điểm màu đỏ và xanh lá sử dụng chất phát quang là lân quang (PHOLED). Còn điểm màu xanh phải sử dụng huỳnh quang (Fluorescence) cho khả năng phát sáng kém hơn (do chất lân quang phát sáng xanh có tuổi thọ quá ngắn). Để cân bằng với 2 điểm màu kia, điểm màu xanh dương bắt buộc phải ăn nhiều điện hơn để phát sáng mạnh hơn, dẫn đến thoái hóa nhanh hơn và phát sáng yếu hơn so với điểm màu kia. Kết quả là để lại lưu ảnh vĩnh viễn.
Hiện tượng lưu ảnh trên màn hình LCD thì đỡ hơn. Các điểm màu RGB trên màn hình LCD không tự phát sáng mà chỉ đóng vai trò như một tấm lọc ánh sáng từ đèn nền. Hiện tượng lưu ảnh xảy ra khi tinh thể trong các điểm màu không thể quay lại trạng thái ban đầu sau khi màn hình hiển thị một nội dung quá lâu, dẫn đến lưu ảnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lưu ảnh trên màn hình LCD chỉ là tạm thời.
Cách hạn chế thì có đấy, nhưng sẽ hơi phiền
Đối với màn hình OLED điện thoại, mấy chỗ như thanh tìm kiếm, thanh công cụ, icon, nút ảo… là dễ dính lưu ảnh nhất nên mấy bạn cần tắt nó đi. Độ sáng màn hình thì hạ xuống thấp một chút để giảm tải cho màn hình.
Tuy nhiên, theo mình thì cách này rất là phiền nên mình sẽ mặc kệ nó luôn. Đồ là để xài chứ không phải để xót, miễn là đừng xài theo kiểu phá (ví dụ như để màn hình luôn sáng + hiển thị ảnh tĩnh) là được. Với lại màn hình OLED giờ cũng đã cải thiện nhiều rồi, mấy bạn xài vài năm đến khi nó bị lưu ảnh thì cũng vừa lúc “lên đời” điện thoại mới. Đối với màn hình OLED TV thì cũng tương tự, với nhớ là luôn bật chế độ bảo vệ màn hình để mỗi khi có quên tắt TV hay gì đó nó còn tự xử lý được. Còn đối màn hình LCD thì mấy bạn khỏi để ý chi cho mệt, xài bình thường thì khó mà dính vụ lưu ảnh này được.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Tìm hiểu về các loại trục của quạt tản nhiệt, thành phần quan trọng nhưng thường bị bỏ quên
- Vì sao người ta thường lắp quạt trong case sao cho có áp suất dương?
- Ưu nhược của tản khí không quạt so với tản có quạt
- Quạt xịn thì nó hơn quạt bình dân chỗ nào?
- Quạt PWM 4 chân có gì khác so với quạt 3 chân?
- Phân biệt quạt High airflow và quạt Static pressure, loại nào mới phù hợp cho PC của bạn?
- Hướng dẫn tùy chỉnh tốc độ quạt của card đồ họa bằng MSI Afterburner
- Điều chỉnh tốc độ quạt từ laptop đến PC với ứng dụng HWiNFO
- 5 điều bạn cần lưu ý khi chọn quạt RGB