Tết đến xuân về, kéo theo những câu chuyện quen thuộc đầu năm
Có những câu chuyện quen thuộc ngày Tết, dẫu chúng mình quen luôn rồi nhưng nó lại chẳng bao giờ cũ mấy bạn ạ.
Cứ mỗi dịp xuân về, đám trẻ tụ họp còn người lớn thì ngồi lại hàn huyên. Chúng mình lại được nghe những câu chuyện mà Tết nào các cụ cũng bàn, chơi những trò chơi thắng thua mà năm nào cũng cười xỉu, làm những công việc mà dù có lười đi chẳng nữa cũng nhất định phải làm để đón năm mới cho nó hên. Bởi thế mà cái Tết cổ truyền mỗi năm nó gây thương nhớ lắm các bạn ạ, vì mỗi năm mới có một lần mà, dù nó có quen thuộc, thì mọi năm nó lại vẫn là câu chuyện mới chờ cả nhà tâm sự bên nhau.
Bàn xem Tết năm sau đến sớm hay trễ
Chuyện đầu tiên mà mình để ý đó là năm nào các cụ cũng bàn xem năm sau Tết đến sớm hay đến trễ. Còn cả ba trăm mấy mươi ngày nữa mới cần chưng bông chưng quả mà các cụ đã bảo nhau trước rồi, nhiều khi mình nghĩ bàn vậy rồi cũng không nhớ nổi ý các bạn ạ. Nào là công việc, gia đình, bạn bè, anh chị em,… mỗi năm đều có ty tỷ thứ phải lo thì làm sao mà nhớ được đến năm sau Tết đến sớm hay đến trễ.
Cơ mà, nghĩ lại thì trọng điểm của câu chuyện cũng có nằm ở việc bao giờ Tết lại đến đâu. Đó chỉ đơn giản như một câu chào, một thói quen của các cô các chú trong giây phút hiếm hoi quây quần bên nhau thôi, một câu chuyện mà ai cũng rồi cũng sẽ biết nhưng lúc nào cũng thu hút mọi người cùng nghe. Rồi từ đó họ lại có thêm nhiều những chủ đề bàn luận khác nữa.
Hồi còn bé mình cũng hay ngồi hóng các cụ hỏi nhau ngày Tết năm sau lắm ý, vì mình sợ sang năm nghỉ Tết trễ thì phải đi học nhiều, con nít mà, có đứa nào lại không thích chơi đâu. Và rồi, nghe cho vui chứ mình cũng có nhớ là bao giờ thì được nghỉ Tết nữa, còn cả năm dài ngoằn. Vậy nên sau đó lớn rồi mình cũng bớt để ý lại, có gì thắc mắc thì hỏi Google cho lẹ, nhưng cái thói hóng chuyện với các cụ là mình vẫn giữ nghen. Nghe hiểu hay không thì không biết, chứ ngồi đó cho vui coi bộ cũng có lý lắm á, cảm giác nghe một bữa não to ra một vòng, thấu hiểu nhân sinh hơn một chút.
Táo Quân năm nay có gì “hot hit”
Buồn một cái nhà mình lại không có truyền thống xem Táo Quân, tuy nhiên mình hay nghe mấy đứa bạn của mình bàn luận. Và thường thì sau khi Táo Quân chiếu xong sẽ có 7749 bài viết, trending trên Google, Facebook, Twitter,… vậy nên những năm gần đây mình cũng tò mò và hóng chung với đám bạn cho vui.
Mình nghĩ thật sự Táo QUân là một nét văn hóa rát đẹp, giúp gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Mình từng thấy đứa bạn mình, dù có trục trặc gì xảy ra thì thế nào đêm giao thừa nó cũng chừa ra để xem Táo Quân rồi đón năm mới với gia đình nó, mọi chuyện khác tính sau. Mình mà rủ nó đi coi pháo hoa nó cũng miễn luôn mấy bạn ạ. Mình thì chủ yếu tự xem thôi chứ gia đình mình không xem Táo Quân mấy bạn ạ, vậy nên đôi lúc mình cũng tò mò. Nếu bạn là người xem Táo Quân cùng gia đình có “thâm niên”, hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với mình nữa nhé.
Lập hội “quánh bài”
Kèo này thì có trốn thế nào cũng không thoát nè. Dù đánh bài cũng không phải truyền thống gì, cũng không phải là nét đẹp gì lắm nhưng ngày tết mà thiếu chút “đỏ đen” nó lại thiếu thiếu mấy bạn ạ. Kiểu gì thì mình cũng phải hú hí với anh chị em họ hàng mình chơi một xíu cho vui, một ván một nghìn thôi cũng được nữa, tích tiểu thành đại.
Đánh bài như vậy, chơi lô tô cũng thế. Thường mình chơi ván nhỏ xíu à mấy bạn, đúng chính xác là một ván một nghìn luôn, tại sợ hết lì xì đó. Vậy nên kết quả năm nào cũng như nhau, dẫu có năm thua nhiều, có năm thua ít, nhưng nhìn chung là không có năm nào bị “bào sạch sẽ” cả.
Khoe con
Mỗi năm một lần, làm sao thiếu chuyên mục khoe con của các mẹ các dì được mấy bạn nhỉ. Bởi thế mà năm nào trên Facebook cũng đầy những topic làm sao để trả lời những câu hỏi cá nhân của họ hàng ngày Tết. Nghĩ cũng đúng thôi, ai cũng muốn con mình thật nổi bật, thành công mà. Cơ mà nhiều khi cũng “dị ứng” lắm. Nhất là kiểu mấy cô hay khoe con quá lố ý, rồi hỏi xem mình có gì hay ho để so sánh với con của cô, nhiều khi mình cũng trả lời cho có lệ vậy đó mấy bạn ạ.
Nghe nhiều rồi cũng thành quen, nhiều khi mình cũng chẳng so đo gì với cô chú họ hàng. Đầu năm mà, cho họ vui một tí cũng không sao, nếu không thích nghe họ hàng khoe con, mình có thể tìm một góc chăm hoa thưởng trà, bàn chuyện “Tết năm sau khi nào đến” với các cụ cũng hay mà.
Lời kết
Có những câu chuyện mà chỉ có đến dịp Tết Nguyên Đán đầu năm chúng mình mới lại được nghe, được thấy thôi mấy bạn ạ. Dẫu chỉ là những chủ đề quen thuộc, nhưng năm nào cũng khiến chúng ta cuốn theo lúc nào chẳng hay. Đó là những câu chuyện, những niềm vui rất đỗi bình thường nhưng lại cực kỳ ấm áp tình thân. Nhân dịp Tết đến xuân về, chúc các bạn cùng gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng và thành công nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của GVN 360 tụi, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới nha!
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Chuyện ngộ đời mà quen, Tết đến sớm thì gấp gáp, Tết đến muộn lại nôn nao mấy bạn ạ
- Ngày lễ, Tết của game thủ FA chưa bao giờ tệ nếu bạn tự biết tìm niềm vui cho mình
- Dù cũng mê game lắm, nhưng cái Tết của mình không chỉ có game thôi đâu mấy bạn ạ
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!