Xếp hạng những linh kiện ít rủi ro nhất khi mua cũ

Xếp hạng những linh kiện ít rủi ro nhất khi mua cũ

 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
24.490.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
32.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Săn linh kiện cũ đã qua sử dụng đúng là vui thật nhưng cũng lắm rủi ro, đồ ngon vẫn có nhưng chỉ dành cho người hiểu biết mà thôi. Sau đây mình xin được chia sẻ kinh nghiệm mà mình học được từ trải nghiệm cá nhân, sách báo cũng như các đàn anh về mức độ rủi ro của các loại linh kiện PC khi mua đồ cũ. Tuy không cao siêu nhưng nó cơ bản và phù hợp với những bạn bắt đầu tìm hiểu. Hy vọng các bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

Sau đây là danh sách các loại linh kiện mua cũ, xếp theo độ tin cậy từ cao xuống thấp và độ rủi ro từ thấp lên cao

Case – Rủi ro thấp – Nhìn ngoại hình ok là dùng được

Ưu:

  • Không cần nhiều kiến thức kỹ thuật để đánh giá
  • Có thể kiểm tra bằng mắt
  • Dễ tu sửa nếu cần (tróc sơn, kính mờ,…)

Nhược:

  • Thường thì bị xài tã rồi mới bán chứ khó kiếm được hàng lướt like new

Case là một thứ linh kiện không sợ cũ. Case không “chạy”, nó chỉ đơn giản là cái khung để bạn gắn linh kiện khác lên mà thôi nên sẽ không hỏng hóc gì cả, trừ khi bạn đập nó thì nó mới hỏng được. Rủi ro mà mình thấy là nghiêm trọng nhất khi mua case cũ là sơn cách điện xuống cấp và làm nó dễ rò điện hơn thôi. Mà thực ra thì dù mới hay cũ cũng vậy, case rò điện hay không thì có trời mới biết, trừ khi bạn dùng case nhựa.

Vấn đề của việc mua case cũ thì như mình đã nêu trên, khó kiếm đồ còn mới. Nguyên nhân là vì người ta có thể dùng một dàn case cho nhiều lần nâng cấp máy nên thường thì chủ cũ sẽ thải ra thì nhìn nó bết quá hoặc họ muốn kiếm case ngon hơn thôi.

Lời khuyên

Có 2 điều mình mong các bạn nhớ khi xem case cũ. Thứ nhất là check các lỗ ốc quan trọng trên case xem có quác, tuôn răng hay mất ốc hay không, nhiều khi người dùng trước họ không cẩn thận. Thứ 2 là đối với case nào có LED và quạt thì bạn nhờ người bán test giùm luôn nhé. Nếu tất cả đều tốt thì cứ thế mà vác về thôi, chẳng phải lo gì cả.

CPU – Rủi ro thấp – Test ổn là dùng được

Ưu:

  • Chỉ cần kiến thức cơ bản là test được
  • Test mà êm thì khó gặp lỗi về sau

Nhược:

  • Ít rớt giá so với linh kiện khác
  • Thường bán kèm mainboard

CPU là một con chip bán dẫn với 3 thành phần chính là mạch, silicon die và IHS (nắp CPU) được dán chết với nhau một cách chắc chắn nên cực kỳ khó hỏng hóc nếu không có tác động mạnh từ bên ngoài. Thêm nữa là CPU ngày nay cũng rất khó hư hỏng do nhiệt độ trong quá trình sử dụng nên linh kiện này đồ cũ dùng cũng như đồ mới chứ chẳng có gì khác biệt.

Nhược điểm của CPU cũ là nó rớt giá khá chậm. Ví dụ con Core i3 8100 nhà mình ra đã hơn 3 năm rồi mà mấy ông bán hàng cũ cũng bán giá bằng khoảng 80-90% giá mới. Việc đó là khá bất hợp lý vì với số tiền đó mình có thể mua một con Core i3 10105F mạnh hơn nhiều. Khi mua bạn nhớ cân nhắc xem nên dùng tiền để mua một con CPU cũ hay cùng số tiền đó để mua con mới tương đương hoặc mạnh hơn nhé.

Lời khuyên

Một con CPU nếu bạn đã cho chạy stress test ổn tại nơi bán rồi thì rất khó có chuyện phát sinh về sau. Tuy nhiên nhớ là khi mua CPU còn bảo hành thì mấy bạn phải chắc chắn rằng nó không bị mẻ góc, không cong hay gãy chân (CPU AMD), không trầy điểm tiếp xúc (CPU Intel) và cũng không được mất một con tụ nào nhé. Vì nếu có những đặc điểm đó thì hãng có quyền từ chối bảo hành cho bạn.

Tản nhiệt khí – Rủi ro thấp – Sạch sẽ và chạy êm là dùng được

Ưu:

  • Không cần nhiều kiến thức kỹ thuật để đánh giá
  • Có kể kiểm tra bằng mắt và tai
  • Dễ thay thế nếu quạt hỏng

Nhược:

  • Thường dùng tã rồi mới bán, khó kiếm hàng like new
  • Tản cũ khó mà gắn vừa với CPU đời mới

Tản nhiệt khí có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có một dàn heatsink để dẫn nhiệt từ CPU ra và một cái quạt để thổi khí vào heatsink. Thế nên miễn là cái quạt còn chạy tốt và tình trạng của dàn heatsink vẫn ổn (không ten, sét, ố, móp, mẻ, dập) thì vẫn có thể dùng bình thường. Tản nhiệt khí chỉ hư khi cái quạt của nó toang thôi, nhưng mà các hãng làm tản nhiệt khí thường cũng bán quạt lẻ nên nếu có hỏng hóc khi hết bảo hành thì cũng dễ thay.

Hạn chế của việc mua tản nhiệt cũ nó thường hay thiếu ngàm để gắn. nguyên nhân và vì chủ cũ nếu dùng CPU AMD thì thường để lạc mất ngàm Intel, và ngược lại thì mất ngàm AMD.

Lời khuyên

Khi test tản nhiệt khí cũ, bạn nhớ để ý xem quạt có phát ra tiếng động lạ ngoài tiếng gió hay không nhé. Nếu thấy nó rít hoặc kêu lục cục thì bạc sắp toang đến nơi rồi, không nên mua. Nếu mua thì nhớ trả giá để lấy tiền thay cái quạt. Ngoài ra thì nhớ hỏi xem chủ cũ của cái tản có giữ loại ngàm mà bạn cần không nhé

SSD – Rủi ro thấp – Test ổn là dùng được

Ưu:

  • Dễ test
  • Ít bệnh vặt

Nhược:

  • Người mới đi lựa dễ rối
  • Cần người có kiến thức để test

SSD không có chuyển động cơ học như HDD nên thường rất bền. Theo một bài test nổi tiếng của TechReport thì đa số các ổ SSD hiện nay có thể sống tốt qua hơn 700TB dữ liệu ghi, một con số khó lòng mà xài hết được chỉ trong vài năm. Vì thế nên SSD cũ khá là ít rủi ro và lựa cũng dễ nữa.

Nhưng mà dễ là dễ với những người đã có chút kiến thức về SSD thôi, chứ loại này có nhiều loại, nhiều tốc độ, nhiều hãng và nhiều giá lắm nên người mới nhìn vào rất dễ “mù màu”. Nếu bạn còn chưa rành về SSD thì nhớ tham khảo ý kiến của ai đó biết về nó nhé

Lời khuyên:

Nếu bạn tin tưởng nơi bán thì chỉ cần test SSD lên là lấy được. Nếu cẩn thận thì bạn có thể có thể test bằng CrystalDiskInfo (hoặc phần mềm tương tự) để xem tình trạng SSD thế nào. Nếu nó báo là good thì cứ thế mà lấy thôi, không phải suy nghĩ.

RAM – Mức độ rủi ro tùy theo hãng – Test ổn là dùng được

Ưu:

  • Chỉ cần kiến thức cơ bản là test được
  • Test ổn là dùng được

Nhược:

  • Người mới đi lựa dễ rối

RAM có rất nhiều hãng sản xuất, sử dụng linh kiện từ các nguồn khác nhau nên độ bền và tỉ lệ lỗi do cũ cũng không giống nhau. Tốt nhất khi mua RAM cũ thì bạn nên chọn những hãng uy tín như Corsair, KingSton, G.Skill,… điều này không giúp bạn chắc chắn thành RAM bạn mua sẽ không bị lỗi đâu nhưng ít ra bạn có thể tự tin hơn với quyết định của mình.

Mua RAM cũ cũng giống như mua SSD cũ vậy, nó có nhiều loại, nhiều mức giá khác nhau, dễ khiến người mới nhìn vào là mù màu luôn. Đặc biệt CPU AMD đời cũ khá là kén RAM, mình nghe ông anh làm thợ máy tính nói có trường hợp nó xung đột làm cháy cả chân RAM luôn. Thế nên mấy bạn dùng CPU AMD từ Ryzen thế hệ 2 đổ về trước nhớ tìm hiểu kỹ những dòng RAM được CPU mình hỗ trợ nhé.

Lời khuyên

RAM muốn test sâu thì khó và mất thời gian chứ test xem có lỗi không để mua thì cũng đơn giản, bạn cho chạy lên hình là được, vì RAM thường “chết” hoặc “sống” chứ ít dở chứng giữa chừng. Nếu mua cả kit RAM thì nhớ là test cắm cả kit vào phải lên hình mới được. Có những trường hợp các thanh RAM xung đột với nhau, cắm từng thanh lên nhưng cắm chung không chịu chạy đấy nhé.

HDD – Rủi ro trung bình – Test ổn là dùng được

Ưu:

  • Ít lỗi thời
  • Ít rủi ro cho người có kiến thức

Nhược:

  • “Vàng thau lẫn lộn”
  • Hao mòn theo thời gian sử dụng

Không như những linh kiện điện tử khác, HDD có chuyển động cơ học nên nó sẽ có sự hao mòn theo thời gian. Ổ cứng dùng lâu năm có thể bị bad sector, gây suy giảm dung lượng, giảm tốc độ hoặc mất khả năng lưu trữ ở một số khu vực nhất định. HDD dù đã bền hơn xưa rất nhiều nhưng dù sao thì nó vẫn là một linh kiện “dễ tổn thương” nếu cũ.

May mắn thay là ngày nay chúng ta đã có những phần mềm để test sức khỏe ổ cứng nên bạn có thể dùng nó để kiểm tra cái ổ cứng mình muốn mua có còn tốt hay là không. Nếu test mà ổn thì bạn cứ an tâm mà mua về dùng.

Lời khuyên:

Bạn nên dùng những phần mềm chuyên dụng như CrystalDiskInfo, Victoria,… để kiểm “khám” cái ổ cứng. Trường hợp nó còn tốt 100% thì được giá quất luôn không phải bàn. Nhưng nếu nó đã bắt đầu xuống cấp thì bạn nên cân nhắc có mua hay không nhé. Đối với các cửa hàng uy tín thì bạn có thể bỏ qua bước test luôn cũng được. Nếu mua hàng của cá nhân thì nên test, nếu không cho test nên nên suy nghĩ lại.

Mainboard – Rủi ro trung bình – Khó test, nên mua ở chỗ uy tín

Ưu:

  • Mainboard cao cấp rất bền

Nhược:

  • Rất khó test
  • Khó kiếm được main đời mới
  • Thường bán cùng CPU

Mainboard là linh kiện rất phức tạp nên nó có khá nhiều bệnh và khó kiểm tra hết nếu bạn mua cũ. Theo mình thì nó là linh kiện “nhạy cảm” nhất trong dàn PC, cuộc đời mình đi sửa máy 10 lần thì hết 5 lần là do nó. Mà nói đi thì cũng phải nói lại. Mainboard bây giờ nó đã bền hơn ngày xưa rất nhiều rồi, tình trạng tụ bị mốc, phồng, Oxy hóa… đã không còn quá phổ biến.

Hơn nữa các dòng mainboard cao cấp thường được các hãng nhồi lên đó nhiều linh kiện xịn sò nên cũng rất bền theo thời gian, đúng nghĩa là tiền nào của đó luôn. Mà khổ nỗi mainboard dòng cao cấp mà còn đời mới mới một chút thì khá là khó tìm vì người ta thường nâng cấp CPU, GPU chứ ít khi nâng cấp mainboard.

Lời khuyên:

Vì không có phần mềm nào có thể kiểm tra toàn diện và giúp bạn đánh giá tình trạng của mainboard nên chủ yếu chỉ cần lên hình là ổn, nhưng phải mua chỗ uy tín. Nếu được thì bạn nên ưu tiên những chiếc mainboard càng mới càng tốt, main dòng cao cấp thì tốt hơn, và nếu còn bảo hành nữa thì tuyệt vời.

Card đồ họarủi ro trung bình (có nguy cơ dính trâu) – Nên test kỹ và mua từ chỗ uy tín

Ưu:

  • Rớt giá rất nhanh (nếu không bão giá) nên dễ kiếm được hàng ngon giá hời
  • Nếu test ổn thì thường không có vấn đề khi dùng

Nhược:

  • Dễ dính trâu
  • Thợ máy tính cũng khó phân loại được

Card đồ họa thường không dễ hư hỏng dưới điều kiện sử dụng thông thường, nếu bạn dùng kỹ, không stress test hay ép xung vô tội vạ thì nó sống 5-7 năm là chuyện bình thường. Tuy nhiên mình vẫn cho rằng nó có rủi ro trung bình cao vì card trâu trôi nổi trên thị trường rất nhiều.

Card trâu nguy hiểm ở chỗ chúng không hỏng một cách dễ nhận thấy như CPU hay RAM. Linh kiện của chúng có thể đã xuống cấp theo thời gian sử dụng và bạn chẳng thể biết khi nào chúng mới chết. Hơn nữa những chiếc card trâu đã bị hỏng do cháy nổ nhẹ vẫn có thể được các pháp sư bùa phép cho sống dậy và bán như hàng “game thủ xài kỹ”. Chúng vẫn sẽ chạy nhưng kém an toàn hơn đồ zin. Mà bạn cũng đừng nghĩ là có thể dắt theo người có kinh nghiệm để check nhé, thợ sửa máy tính nhiều khi cũng không phân biệt được đâu.

Lời khuyên:

Nếu bạn mua card cũ thì nhớ check tem trên con ốc tản nhiệt có còn nguyên vẹn không, nếu không thì card đã bị mở. Tiếp theo hãy stress test tầm 30 phút bằng Furmark hoặc phần mềm nào đó tương tự để đảm bảo card chạy ổn định. Card qua được bước này thì bạn có thể tạm tin tưởng nó. Nếu được thì bạn nên ưu tiên những con card còn bảo hành và fullbox, có giấy tờ hóa đơn đầy đủ để có gì thì mang ra hãng hoặc đại lý cho nhẹ đầu.

Nguồn – rủi ro thấp với người rành và rất cao với người mới – Khó test, nên mua chỗ uy tín

Ưu:

  • Ít rủi ro đối với người có kiến thức
  • Những bộ nguồn tốt thường rất bền, kể cả là hãng cũ

Nhược:

  • Rất khó test
  • Người mới dễ dính chưởng

Mình sẽ phân loại nguồn thành 3 dạng chủ yếu. 1 là nguồn của các hãng uy tín như Corsair, CoolerMaster, FPS, SilverStone Gigabyte… đã qua sử dụng, 2 thì cũng là nguồn của các hãng đó nhưng đã có động tay động chân, thay thế linh kiện rồi và 3 là những bộ nguồn không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.

Với loại 1 thì rủi ro rất thấp, nếu có rủi ro thật thì chúng cũng có các mạnh bảo vệ để giữ an toàn cho dàn PC của bạn. Loại 2 thì cũng hên xui, rủi ro hay không còn phải xem trình độ của ông pháp sư đã động tay vào nó. Còn loại thứ 3 thì không nên mua vì nó không có chứng nhận an toàn và có khả năng không đủ công suất ghi trên vỏ nguồn.

Lời khuyên

Bạn nên mua những bộ nguồn của hãng lớn với tem chống mở còn nguyên, nếu là nguồn fullbox và còn bảo hành luôn thì càng tốt. Nếu tem không còn nguyên vẹn thì cũng có thể cân nhắc nếu bạn rất tin tưởng bên bán. Đối với mấy bộ nguồn không rõ nguồn gốc thì mình khuyên mấy bạn là không nên mua luôn để tránh trường hợp nó sập và kéo theo luôn cả dàn PC của bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bộ hình nền liên quan tại GVN 360 như:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên